VASEP: Xuất khẩu thủy sản trong tháng 1 giảm 31%

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), xuất khẩu thủy sản trong tháng 1/2023 chỉ đạt 600 triệu USD, giảm 31% so với cùng kỳ năm 2022...
xuất khẩu thủy sản

Số liệu từ VASEP cho biết, xuất khẩu cá tra giảm 50%, tôm giảm 46%, cá ngừ giảm 32%. Riêng mực, bạch tuộc vẫn giữ được tăng trưởng dương 4% và các loài cá biển khác tăng 6%.

Về thị trường, các thị trường xuất khẩu thủy sản chính ghi nhận giảm sâu, trong đó Mỹ giảm 56%, Trung Quốc – Hong Kong giảm 55%, EU giảm 35%...

VASEP cho biết nguyên nhân của việc xuất khẩu giảm mạnh trong tháng 1 là do tiếp đà giảm sâu theo xu hướng quý 4/2022, cùng với trùng vào dịp Tết Nguyên đán.

Tuy nhiên, bức tranh xuất khẩu thủy sản trong năm 2023 vẫn chưa thể khởi sắc ngay khi nền kinh tế thế giới được dự báo có thể sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay. VASEP cho rằng ngành xuất khẩu thủy sản có thể phục hồi từ quý 2/2023. 

Cụ thể, nguy cơ xung đột Nga – Ukraine leo thang và sự xuất hiện của một cuộc chiến thương mại xuyên Đại Tây Dương có thể tiếp tục ảnh hưởng đến nguồn cung thủy sản ở các thị trường lớn. Tuy nhiên đây cũng có thể là cơ hội cho thủy sản Việt Nam gia tăng thị phần ở các thị trường như Mỹ, EU…

Việc Trung Quốc mở cửa trở lại cũng mang lại hy vọng tăng trưởng xuất khẩu ở thịt trường này. Mới đây nhất, Trung Quốc đã chính thức phê duyệt, bổ sung thêm 23 doanh nghiệp Việt Nam được phép xuất khẩu thủy sản vào thị trường này. Nhưng sự hồi phục này cũng cần thời gian, ít nhất là từ quý 2/2023 mới có kết quả rõ ràng.

Trong bối cảnh nêu trên, VASEP cho rằng điều quan trọng lúc này là doanh nghiệp thủy sản cần đảm bảo sức khỏe tài chính để duy trì sản xuất ổn định, sẵn sàng nguồn nguyên liệu khi thị trường tiêu thụ hồi phục có thể đáp ứng nguồn cung.

Thực tế, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang gặp nhiều vướng mắc về vốn cũng như các rào cản kỹ thuật đối với thủy sản xuất khẩu.

Trước đó, ông Trương Đình Hoè, Tổng thư ký VASEP từng cho rằng, các doanh nghiệp đều đang kỳ vọng nhu cầu thị trường sẽ được cải thiện và xuất khẩu thuỷ sản quay lại đà tăng trưởng từ quý 2/2023. Theo kịch bản khả quan đó, xuất khẩu thuỷ sản năm 2023 có thể mang về 10 tỷ USD.

Trong 3 quý đầu của năm 2022, xuất khẩu thủy sản liên tục tăng trưởng dương ở mức cao từ 34%-46% so với cùng kỳ năm trước. Bước sang quý 4, xu hướng xuất khẩu đã đảo chiều, tăng trưởng âm hơn 9% và giảm sâu ở tất cả các ngành hàng do tác động của lạm phát ở các thị trường.

Xem thêm

4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thuỷ sản tăng trưởng 43,7%

4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thuỷ sản tăng trưởng 43,7%

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thuỷ sản trong 4 tháng ước đạt 10,2 tỷ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 8% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó, kim ngạch thuỷ sản xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng: 4 tháng đầu năm 2022 ước tính đạt 3,57 tỷ USD.
Xuất khẩu thủy sản đang “giảm tốc”

Xuất khẩu thủy sản đang “giảm tốc”

Số liệu từ VASEP, sau khi duy trì ở mức trên 1 tỷ USD liên tiếp từ tháng 3 tới tháng 6, sang tháng 7/2022, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã hạ nhiệt xuống dưới 1 tỷ USD và tiếp tục chiều hướng này trong tháng 8 với doanh số 917 triệu USD, thấp hơn 3% so với kim ngạch trong tháng 7.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...