VIB vẫn chốt niêm yết vào năm 2018, cổ tức kỷ lục 44,6%

Tại ĐHCĐ thường niên sáng nay (27/4), ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch HĐQT ngân hàng TMCP Quốc tế (mã: VIB) cho biết, hiện ngân hàng vẫn chưa có kế hoạch thay đổi thời điểm niêm yết cổ phiếu VIB trên sàn v
VIB vẫn chốt niêm yết vào năm 2018, cổ tức kỷ lục 44,6%

Đại hội cổ đông thường niên ngân hàng VIB sáng 27/4/2017  

Báo cáo về kết quả kinh doanh, ông Hàn Ngọc Vũ, Tổng giám đốc VIB cho biết, năm 2016 ngân hàng tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng các chỉ tiêu tài chính khả quan. Trong đó, tổng tài sản đạt 104.500 tỷ đồng, đạt 116% kế hoạch ĐHĐCĐ giao; tăng trưởng tín dụng đạt xấp xỉ 70.000 tỷ đồng, tăng 25% trong 2 năm liên tiếp.

Lợi nhuận trước thuế đạt 702 tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch ĐHCĐ năm trước đã giao. Trong năm 2016, VIB đã thực hiện mua lại 30% dư nợ bán cho VAMC để tự theo dõi và kiểm soát tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 3%.

Cổ tức 8,5% tiền mặt hoặc cổ phiếu, thưởng cổ phiếu hậu hĩnh

Tiếp nối 2 năm 2014 và 2015 với chính sách chia cổ tức và cổ phiếu thưởng ở mức cao ở mức 23% và 25%, năm 2016,

Với lợi nhuận khả quan, HĐQT VIB tiếp tục trình tỷ lệ cổ tức cao gồm chia bằng tiền mặt 5% và 39,6% cổ phiếu thưởng, tổng cộng cổ tức tối đa 44,6% vốn điều lệ (tuỳ thuộc phê duyệt của NHNN).

Phương án hai là không chia cổ tức bằng tiền mặt và tăng tỷ lệ chia cổ tức bằng cổ phiếu (8,5%) và cổ phiếu thưởng lên tổng cộng 44,6% (bao gồm từ lợi nhuận luỹ kế 8,5%, tăng vốn từ quỹ thặng dư 20,5%, quỹ bổ sung vốn điều lệ 15,6%).

ĐHCĐ đã biểu quyết phương án 1 là chia cổ tức 8,5% bằng tiền và sẽ chia thêm cổ phiếu thưởng để tăng vốn. 

Ngoài ra, VIB đưa ra kế hoạch chia cổ phiếu thưởng cho cán bộ nhân viên 0,4% trên vốn điều lệ, tương đương gần 23 tỷ đồng.

Trả lời chất vấn cổ đông về kế hoạch chuyển sàn niêm yết cổ phiếu VIB từ UpCoM sang HOSE, ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch HĐQT cho biết, hiện ngân hàng vẫn chưa có kế hoạch thay đổi thời điểm niêm yết cổ phiếu VIB trên sàn vào năm 2018. “Nếu có thay đổi sớm hơn, chúng tôi sẽ xin ý kiến cổ đông. Nếu lên sàn vào thời điểm ấy mà không có lợi cho cổ đông. Đến giờ, HĐQT vẫn cho rằng năm 2018 đưa cổ phiếu lên sàn là hợp lý với VIB”, ông Vỹ cho biết.

Trên sàn UpCoM, giá cổ phiếu VIB có sự tăng trưởng khá cao từ khi giao dịch hồi đầu năm 2017. Sáng 27/4, cổ phiếu VIB giao dịch ở mức 20.300 đồng/CP. 

Một thông tin “nóng” thu hút sự quan tâm của cổ đông là kế hoạch VIB mua lại mảng bán lẻ của ngân hàng nội hoặc nước ngoài.

Ông Hàn Ngọc Vũ, Tổng giám đốc cho biết, việc mua lại mảng ngân hàng bán lẻ của một tổ chức tín dụng khác là nằm trong định hướng M&A nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh doanh. Chúng tôi vẫn thường xuyên theo dõi các cơ hội tốt nhất để M&A nên tại ĐHCĐ năm nay, HĐQT xin phê duyệt chấp thuận chủ trương này trước. Còn thời điểm thực hiện vẫn chưa quyết định.

Về đối tác M&A nhắm tới, “Ngân hàng không loại bỏ phương án nào gồm mua lại mảng bán lẻ của ngân hàng nội và ngân hàng ngoại. Quan điểm của chúng tôi là phải tìm ngân hàng tốt, thông tin minh bạch. Cơ hội nào diễn ra trước và nằm trong tầm tay thì chúng tôi sẽ thực hiện. Tuy nhiên, do điều khoản cam kết bảo mật thông tin nên chúng tôi không tiết lộ”, ông Vũ chia sẻ.

Trước đó, thị trường xôn xao về thông tin VIB có thể mua lại mảng bán lẻ của ngân hàng ANZ Việt Nam. Song đến ngày 24/4, ANZ chính thức xác nhận chuyển nhượng mảng bán lẻ này cho ngân hàng Shinhan Việt Nam, một công ty con của Shinhan Financial Group (Hàn Quốc), không phải bán cho VIB.

Lợi nhuận VIB là "đẹp thực chất"

Cổ đông cũng chất vấn HĐQT về các chỉ số tài chính, trong đó, biên lợi nhuận (NIM) của VIB tăng cao song vẫn có phần “lép vế” so với các ngân hàng khác cùng quy mô và định hướng phát triển. Theo ông Hàn Ngọc Vũ, kế hoạch phát triển của ngân hàng trọng tâm vẫn là đẩy mạnh mảng bán lẻ và ngân hàng số. Hai mảng lại năm 2016 vừa qua đem lại lợi nhuận tăng trưởng rất cao, giúp cải thiện NIM. Đây sẽ là xu hướng trong các năm tiếp theo của ngân hàng.

Về nguồn vốn, năm 2017, VIB sẽ đẩy mạnh huy động vốn ở các kỳ hạn dài, trong đó, đã thực hiện phát hành chứng chỉ tiền gửi giúp tăng trưởng huy động vốn rất nhanh chóng. Theo công bố của VIB, năm 2016, nguồn vốn huy động tăng trưởng rất tốt, các chỉ số an toàn như tỷ lệ LDR và tỷ lệ huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn lần lượt ở mức 65,6% và 47,1%, đều nằm trong ngưỡng an toàn theo quy định của NHNN. Hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR đạt 13,5%.

Ngân hàng dự kiến hai phương án tăng trưởng tín dụng năm nay ở mức 32% và 16% (tuỳ thuộc NHNN phê duyệt), huy động vốn tăng ở mức 35%.

Ông Vũ giải thích, mục tiêu tăng trưởng huy động vốn cao tới 35% là phù hợp với tăng trưởng tín dụng 32%. Tuy nhiên, hạn mức tăng tín dụng này còn phụ thuộc vào sự phê duyệt cuối cùng của Ngân hàng Nhà nước trong năm. Nếu hạn mức tín dụng thấp hơn dự kiến thì tăng trưởng huy động vốn của VIB cũng sẽ phải điều chỉnh giảm theo.

Ông Đặng Khắc Vỹ nhấn mạnh: “Trước thời điểm 2013, VIB ghi nhận sự tăng trưởng kinh doanh nhanh chóng. Song sau đó, chúng tôi xác định chiến lược tăng trưởng an toàn và bền vững hơn”. Cùng với đó, ngân hàng nỗ lực đẩy mạnh hoạt động xử lý nợ xấu, kiểm soát rủi ro và chất lượng tín dụng, tài sản tốt hơn và minh bạch.

Theo ông Vỹ, trong khối ngân hàng TMCP, VIB hiện được đánh giá là ngân hàng tăng trưởng tốt và hiệu quả nhất, được chọn thí điểm Basel II và luôn tuân thủ các quy định của NHNN. Với tình hình sức khoẻ tốt hơn và quản trị rủi ro chặt chẽ, VIB mạnh dạn đặt mục tiêu tăng trưởng kinh doanh, trong đó có tín dụng và huy động vốn ở mức cao hơn mức tăng trưởng bình quân toàn ngành và nằm trong nhóm tăng tốc cao nhất hệ thống.

“Trong năm 2017, NHNN nếu chỉ duyệt cho VIB hạn mức tăng tín dụng chỉ 16% dư nợ căn cứ trên chất lượng của ngân hàng hiện tại thì chúng tôi sẽ có văn bản kiến nghị lên NHNN xem xét lại”, ông Vỹ nói.  

Đánh giá về chỉ số lợi nhuận, ông Vỹ chia sẻ, một số ngân hàng thời gian qua ghi nhận lợi nhuận rất cao, song nhìn lại báo cáo tài chính thì có những khoản phải thu rất lớn. Nhẩm tính với 50 nghìn tỷ đồng khoản phải thu trên sổ sách thì nợ quá hạn và phải trích dự phòng thực chất là số lớn. Do đó, không ít chuyên gia đã cảnh báo về tình trạng lãi dự thu, mà thực chất là lợi nhuận “ảo” của không ít nhà băng.

“Còn VIB không có tình trạng nợ quá hạn như vậy, mà các khoản phải thu nằm ở nợ nhóm 1 đúng quy định nên lợi nhuận của VIB là rất có chất lượng. Cổ đông lo ngại chỉ số ROE thấp hơn các ngân hàng khác, nhưng thực ra, chúng tôi xác định làm đúng ngay từ đầu thì sau này sẽ không phát sinh những rủi ro không đáng có. Phía NHNN ghi nhận nỗ lực và sức khoẻ tốt của VIB nên chấp thuận chia cổ tức cao trong 3 năm liên tiếp”, ông Vỹ nhấn mạnh.

ĐHCĐ hiện đang tiến hành biểu quyết thông qua các nội dung tờ trình về báo cáo kết quả kinh doanh và kế hoạch năm 2017, phân phối lợi nhuận, phát hành tăng vốn./.

>> Ngân hàng VIB báo lãi 126 tỷ đồng quý 1/2017

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...