Việt Nam đã sẵn sàng cho sự kiện đối ngoại đặc biệt

Ngày 9/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp tới kiểm tra công tác chuẩn bị, tổng duyệt các phương án tổ chức Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN năm 2018 (WEF ASEAN 2018) tại Trung tâm H
Việt Nam đã sẵn sàng cho sự kiện đối ngoại đặc biệt

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các thành viên Ban Tổ chức đã kiểm tra kịch bản của từng phiên họp, kế hoạch di chuyển các đội hình xe, các hoạt động văn hoá nghệ thuật, các phương án đón tiễn lãnh đạo cấp cao các nước và các tổ chức quốc tế, công tác hướng dẫn, phục vụ phóng viên tác nghiệp, công tác an ninh, y tế và các hoạt động lễ tân, hậu cần khác.

Thủ tướng cũng nghe báo cáo về phương án tổ chức phiên Khai mạc toàn thể Hội nghị WEF ASEAN 2018 và phương án tổ chức Hội nghị Thượng đinh Kinh doanh Việt Nam.

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho sự kiện WEF ASEAN 2018 đã hoàn tất, sẵn sàng cho các sự kiện của hội nghị. Trong những ngày qua, phía WEF đã cử nhiều chuyên gia sang Việt Nam hỗ trợ và cùng hợp tác tổ chức sự kiện này.

Theo Ban Tổ chức, đến thời điểm này, số lượng đại biểu chính thức đăng ký tham dự WEF ASEAN 2018 là 970 người; cùng với khách mời khác đưa tổng số đại biểu tham dự có thể lên đến gần 1.200 đại biểu. Dự kiến, sẽ có hơn 300 phóng viên trong nước và quốc tế đến đưa tin về sự kiện ngoại giao quan trọng này.

Hội nghị WEF ASEAN sẽ diễn ra từ ngày 11 - 13/9 với khoảng 60 phiên họp và hoạt động.

Phát biểu tại buổi làm việc sau khi tổng duyệt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, đây là một trong những hoạt động đối ngoại rất quan trọng của Việt Nam trong năm 2018. Thủ tướng đánh giá cao các tiểu ban đã phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, chủ động và đặc biệt là phối hợp tốt với WEF trong công tác chuẩn bị cho Hội nghị – một sự kiện là cơ hội để khẳng định khát vọng, ước mơ vươn lên tầm cao mới của Việt Nam.

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh công tác truyền thông về các hoạt động liên quan đến sự kiện đối ngoại đặc biệt này. Qua đó, tăng cường nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức các bộ, ngành, cơ quan liên quan, nhất là các đơn vị tham gia vào công tác tổ chức Hội nghị.

Thủ tướng yêu cầu trong công tác chuẩn bị phải lồng ghép quảng bá, đẩy mạnh truyền thông về hình ảnh, tiềm năng đất nước, con người Việt Nam bởi có đến hàng ngàn người là các nhà lãnh đạo, quan chức và nhân viên, người nước ngoài đến Việt Nam tham dự sự kiện này. Quá trình chuẩn bị cần bố trí sao cho thể hiện được văn hóa Việt Nam, văn hóa ASEAN trong các sự kiện của Hội nghị.

Không chỉ tập trung vào phiên khai mạc, Thủ tướng yêu cầu chú ý tổ chức tốt các phiên họp, thảo luận chuyên đề liên quan đến Hội nghị.

Về Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh, Thủ tướng yêu cầu Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cần hoàn thiện kịch bản, làm tốt các khâu từ hình thức đến nội dung.

Thủ tướng cũng lưu ý công tác lễ tân, đón tiễn tại các địa điểm tổ chức hội nghị, sân bay, khách sạn cần phải được chú trọng, tổ chức thực hiện chu đáo theo nghi thức ngoại giao phù hợp, đồng thời thể hiện văn hóa và tinh thần hiếu khách của người Việt Nam.

Nhấn mạnh yêu cầu “an toàn tuyệt đối” trong quá trình diễn ra Hội nghị, Thủ tướng nêu rõ “đây là nhiệm vụ chính trị của lực lượng Công an, Quân đội”, đồng thời đề nghị các lực lượng liên quan chuẩn bị và triển khai tốt các phương án đảm bảo an ninh, an toàn, đặc biệt là làm tốt việc ngăn ngừa, phòng chống, xử lý tốt, xử lý từ xa các tình huống, hành vi phá hoại của kẻ xấu, các thế lực thù địch.

Bên cạnh đó, công tác y tế và đảm bảo vệ sinh cũng phải được chú ý làm tốt, nhất là khu vực diễn ra Hội nghị, các khách sạn, sân bay, địa điểm lưu trú.

Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan, ban ngành liên quan rà soát lại mọi khâu trong công tác chuẩn bị để kịp thời phát hiện những sơ hở, thiếu sót, đảm bảo cho thành công của Hội nghị.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…