Việt Nam đứng áp chót bảng xếp hạng chỉ số tử tế

Việt Nam xếp thứ 124 trên tổng số 125 quốc gia được điều tra, chỉ sau mỗi Libya – đất nước bất ổn ở Trung Đông. Bảng xếp hạng “Chỉ số tử tế quốc gia” của nhà cố vấn chính sách độc lập Simon Anholt vừ
Việt Nam đứng áp chót bảng xếp hạng chỉ số tử tế

Việt Nam xếp thứ 124 trên tổng số 125 quốc gia được điều tra, chỉ sau mỗi Libya – đất nước bất ổn ở Trung Đông.

Bảng xếp hạng “Chỉ số tử tế quốc gia” của nhà cố vấn chính sách độc lập Simon Anholt vừa được công bố ngày 24/6. Bảng xếp hạng "Chỉ số tử tế" toàn cầu được công bố nhằm đánh giá mức độ đóng góp của các nước cho thế giới. Theo bảng này, Việt Nam xếp thứ 124 trên tổng số 125 quốc gia được điều tra.

Theo tờ The Economist, bảng xếp hạng “Good Country Index” (tạm dịch: Chỉ số quốc gia tử tế) được dựa trên khoảng 35 bộ dữ liệu, chia thành 7 lĩnh vực: Đóng góp về khoa học công nghệ, đóng góp về văn hóa, đóng góp vào hòa bình và an ninh thế giới, trật tự thế giới, bảo vệ môi trường hành tinh, đóng góp vào sự phồn vinh và bình đẳng của thế giới, đóng góp về y tế sức khỏe.

Lybia - nước đang trong cuộc nội chiến kéo dài hơn 3 năm qua - bị đánh giá là có "chỉ số tử tế" thấp nhất trong tổng 125 quốc gia được xếp hang.
Lybia - nước đang trong cuộc nội chiến kéo dài hơn 3 năm qua - bị đánh giá là có "chỉ số tử tế" thấp nhất trong tổng 125 quốc gia được xếp hang.

Mức độ đóng góp này được tính trên nền mức độ giàu nghèo của các nước theo tỷ lệ thu nhập quốc dân, nhằm tránh khỏi sự phân biệt giàu nghèo giữa nước lớn và nước bé.(Tức là nước nghèo có đóng ít hơn cũng có thể được tính ngang bằng nước giàu mà đóng góp nhiều hơn).

Theo bảng xếp hạng công bố, Ireland được coi là quốc gia “tử tế” nhất hành tinh, xếp ở vị trí thứ nhất, tiếp sau đó là Phần Lan, Thụy Sĩ, Hà Lan và New Zealand. Mỹ, quốc gia được coi là cường quốc số một thế giới chỉ được xếp ở vị trí 21 trong bảng này.

Ở cuối bảng xếp hạng, Việt Nam đứng thứ 124/125 quốc gia được điều tra, chỉ sau mỗi Libya – đất nước bất ổn ở Trung Đông.

Cụ thể, về khoa học công nghệ, Việt Nam đứng thứ 89/125, với tỷ lệ đóng góp tương đối là âm, trong đó bằng sáng chế có tỷ lệ đóng góp gần như bằng không.

Về mặt văn hóa, Việt Nam đứng thứ 76/125, được đánh giá khá tốt về mặt xuất khẩu đồ sáng tạo nghệ thuật.

Ở chỉ số đóng góp cho hòa bình thế giới, Việt Nam chỉ đứng thứ 103/125. Trong chỉ số này, Việt Nam được đánh giá cao vì mức xuất khẩu vũ khí thấp nhưng bị đánh giá kém ở lĩnh vực an toàn Internet và đóng góp tài chính cho quân đội Liên Hợp Quốc.

Việt Nam đứng thứ 123/125 trong chỉ số trật tự thế giới và bảo vệ môi trường (hành tinh và khí hậu). Đặc biệt, Việt Nam bị đánh giá rất thấp trong chỉ số thải độc ra môi trường.

Một chỉ số khả quan hơn là sự đóng góp vào phồn vinh và bình đẳng kinh tế giới giới, xếp thứ 79/125. Về đóng góp cho y tế và sức khỏe thế giới, Việt Nam đứng thứ hạng 111/125 bởi hiện vẫn đang nhận rất nhiều từ viện trợ nước ngoài về thuốc chữa bệnh, vắc xin. Tuy vậy, Việt Nam được đánh giá là có đóng góp cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Bảng xếp hạng "chỉ số tử tế quốc gia" được tờ The Economist đồ họa rút gọn lại.
Bảng xếp hạng "chỉ số tử tế quốc gia" được tờ The Economist đồ họa rút gọn lại.

Theo chuyên gia tư vấn chính sách Simon Anhold, bảng xếp hạng này được đưa ra nhằm mục đích khuyến khích các “quốc gia bình thường” tự coi mình là một thành viên của cộng đồng quốc tế chứ không phải là một đất nước riêng lẻ.

Chuyên gia tư vấn chính sách Simon Anhold
Chuyên gia tư vấn chính sách Simon Anhold

Ông này cho rằng kiểu tư duy “chỉ biết đến mình” chỉ đem lại sự bất lợi, và ông đưa ra một câu chuyện hài hước để minh họa cho điều này. Ông kể: “Một con gà trong một ngôi làng ở Trung Quốc bị cúm. 20 năm trước, đó chỉ là tin xấu cho con gà và gia đình của nó, thế nhưng ngày nay nó đe dọa đến sự sống còn của cả nhân loại vì quá trình toàn cầu hóa”.

Chuyên gia tư vấn này giải thích thêm: “Ngày nay, các quốc gia ngày càng phát triển hơn, nhưng thế giới và hành tinh này cùng toàn thể nhân loại trên đó thì ngày càng trở nên tệ hại hơn. Việc các nước chỉ chăm chăm chú trọng vào bản thân mình có thể dẫn đến tình trạng ích kỷ không vì cộng đồng quốc tế”.

Tuy nhiên, bảng xếp hạng này chỉ là đánh giá chủ quan của riêng chuyên gia tư vấn Anhold mà không thông qua bất cứ một tổ chức chuyên xếp hạng, đánh giá có uy tín nào, nên nó chỉ có giá trị về mặt tham khảo. Ngoài ra, một số người cũng tỏ ra hoài nghi về cách thức chấm điểm và xếp hạng của chuyên gia này, đồng thời cho rằng nó không phản ánh đúng thực tế đang diễn ra tại một số quốc gia.

Tổng hợp/ĐV

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…