Việt Nam Hong Kong đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại lên 50 tỷ USD

Việt Nam và Hong Kong dự kiến đưa kim ngạch thương mại lên 50 tỷ USD trong 5 năm tới, phấn đấu để Việt Nam thành đối tác thương mại lớn nhất trong ASEAN. - VnExpress
Việt Nam Hong Kong đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại lên 50 tỷ USD

Trong cuộc tiếp sáng 19/11 bên lề Tuần lễ Cấp cao APEC 2022 ở Bangkok, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Trưởng Khu hành chính đặc biệt Hong Kong Lý Gia Siêu cho rằng, quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai bên đã đạt tiến triển quan trọng, bất chấp khó khăn do dịch Covid-19.

Hong Kong hiện là một trong những đối tác kinh tế thương mại, đầu tư, du lịch quan trọng hàng đầu của Việt Nam. "Chúng tôi coi trọng việc phát triển quan hệ hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực với Hong Kong", Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nói.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và ông Lý Gia Siêu nhất trí đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Hong Kong lên 50 tỷ USD trong 5 năm tới; phấn đấu để Việt Nam trở thành bạn hàng lớn nhất của Hong Kong trong ASEAN.

Ông Lý Gia Siêu nói chính quyền Khu hành chính đặc biệt Hong Kong coi trọng và sẵn sàng tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư với Việt Nam trên cơ sở hai bên cùng có lợi.

Kim ngạch Việt Nam - Hồng Kông

Năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai thị trường tăng 18%, Việt Nam xuất siêu sang đặc khu này 10,4 tỷ USD. 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hong Kong đạt gần 10 tỷ USD, tăng xấp xỉ 4% so với cùng kỳ 2021.

Ngoài ra, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khuyến khích doanh nghiệp Hong Kong đầu tư vào các lĩnh vực bền vững, thân thiện với môi trường. Ông cũng mong muốn hai bên mở rộng trao đổi, hợp tác về văn hóa, giáo dục, du lịch, nghiên cứu thí điểm tiếp nhận lao động Việt Nam.

Chủ tịch nước mời Trưởng Khu hành chính đặc biệt Hong Kong sang thăm Việt Nam.

Hong Kong hiện là đối tác đầu tư lớn thứ 5 của Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký 28,6 tỷ USD và 2.110 dự án trong nhiều lĩnh vực. Ngược lại, đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam vào Hong Kong còn khá khiêm tốn, 26 dự án với tổng số vốn đầu tư gần 49 triệu USD.

Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) là trung tâm tài chính quan trọng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đồng thời là trung tâm tài chính đứng thứ 3 toàn cầu (theo chỉ số Trung tâm tài chính toàn cầu). Hong Kong cũng là một trung tâm thương mại, đầu mối trung chuyển quan trọng với số lượng thông quan container đứng thứ 9 trên thế giới năm 2020.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới Thái Lan thăm chính thức nước này và dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2022 theo lời mời của Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha, từ 16 đến 19/11.

Đây là chuyến thăm Thái Lan đầu tiên của ông Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị Chủ tịch nước, cũng là chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo chủ chốt Việt Nam tới Thái Lan từ sau Đại hội XIII và sau đại dịch Covid-19.

Có thể bạn quan tâm

Sáp nhập tỉnh thành tạo không gian tăng trưởng mới cho nền kinh tế

Sáp nhập tỉnh thành tạo không gian tăng trưởng mới cho nền kinh tế

Tái cấu trúc địa giới hành chính và liên kết vùng kinh tế được xem là một bước đi chiến lược, thể hiện tư duy đổi mới mạnh mẽ của Việt Nam. Tham khảo kinh nghiệm quốc tế là cần thiết, song lắng nghe tiếng nói từ cộng đồng doanh nghiệp mới là yếu tố then chốt để đảm bảo thành công...

VACOD-HBA chuẩn bị tổ chức Hội nghị thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân

VACOD-HBA chuẩn bị tổ chức Hội nghị thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân

Hai hiệp hội có thể sẽ phối hợp với các cơ quan quản lý Trung ương tổ chức một hội nghị toàn quốc vào khoảng cuối tháng 5 đầu tháng 6/2025. Nhằm vừa đánh giá tình hình, đưa ra các giải pháp thúc đẩy kinh tế tư nhân thông qua đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số…