"Việt Nam phải nhập khẩu than ngày càng nhiều"

Đó là nhận định của Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh tại Hội nghị cấp cao ra mắt Nhóm Đối tác năng lượng Việt Nam và Đối thoại chính sách diễn ra vừa qua.
"Việt Nam phải nhập khẩu than ngày càng nhiều"

“Ban đầu nhập khẩu từ 5-7 triệu tấn than, nhưng sẽ tiếp tục tăng lên khoảng vài ba chục triệu tấn và nhiều hơn nữa trong những thập kỷ tới. Đó là một thực tế vì sự hạn hẹp và sự giới hạn của nguồn tài nguyên khoáng sản, trong đó có than đá,” Bộ trưởng Bộ Công thương nhấn mạnh thêm.

Vì vậy, nội dung của chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam vẫn phải dựa trên nền tảng quan trọng là khai thác và sử dụng nguồn năng lượng một cách có hiệu quả và tiết kiệm. Bên cạnh đó, phát triển các nguồn năng lượng một cách hài hòa, hợp lý trên cơ sở bảo đảm yêu cầu phát triển của cả nước trong các lĩnh vực về kinh tế - xã hội, đồng thời gắn với yếu tố bảo vệ môi trường, gắn với chất lượng tăng trưởng.

Hiện nay, Việt Nam đang tăng cường phát triển kinh tế nên nhu cầu năng lương đang ngày càng tăng cao. Hiện nay, nhiệt điện than vẫn là một nguồn cung năng lượng chủ yếu tại nước ta. Nhưng Việt Nam cũng đã khẳng định rằng, phát triển năng lượng không chỉ đủ để đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng kinh tế mà còn hướng đến yếu tố bền vững, gắn với bảo vệ môi trường, gắn với việc sử dụng năng lượng bền vững, hiệu quả.

Chính vì vậy, theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, Việt Nam sẽ phải tiếp tục xây dựng, hoàn chỉnh thể chế kinh tế thị trường, trong đó có thị trường năng lượng để vận hành trên nguyên tắc của nền kinh tế thị trường.

“Điều đó có nghĩa ưu tiên quan trọng của chúng ta phải cải tổ lại cơ cấu, tổ chức của ngành năng lượng, để đảm bảo vận hành theo cơ chế thị trường cho tổng thể nền kinh tế, cũng như đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong bối cảnh hội nhập với thế giới”.

Với 3 thách thức hiện nay Việt Nam cần phải giải quyết là giá năng lượng, an ninh năng lượng, và biến đổi khí hậu, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng cả 3 vấn đề trên đều không thể tách rời và phải được đặt chung trong bức tranh tổng thể, để có được một chiến lược hoàn chỉnh.

Biến đổi khí hậu đã có tác động rất lớn đến nền kinh tế, đời sống của nhân dân. Dù muốn hay không chúng ta cũng đang phải đối mặt với những thách thức này, bắt buộc chính sách phát triển của chúng ta đều phải tính đến khía cạnh bảo vệ môi trường.

“Chúng ta cũng không thể tách rời những yêu cầu về an ninh năng lượng giữa các nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo. Đây là một thực tế để chiến lược của chúng ta phải tính đến, từ đó có những quan điểm, cách tiếp cận và những chiến lược đảm bảo hiệu quả trong sử dụng năng lượng. Đặc biệt là tính hiệu quả trong khai thác, sử dụng và tiết kiệm năng lượng”.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...