Việt Nam trúng thầu 141.000 tấn gạo XK sang Indonesia

Theo Bộ Công thương, trong tuần qua, Cơ quan Lương thực Quốc gia Indonesia (Bulog) đã tổ chức mở thầu NK 500.000 tấn gạo.
Việt Nam trúng thầu 141.000 tấn gạo XK sang Indonesia

Tuy nhiên, kết thúc cuộc đấu thầu, Bulog chỉ chốt mua 346.000 tấn của các nhà cung cấp Việt Nam, Thái Lan, Pakistan và Ấn Độ. Một số lô hàng gạo khác bị Bulog từ chối vì chào giá quá cao.

Trong đợt đấu thầu nói trên, Việt Nam trúng thầu với khối lượng lớn nhất là 141.000 tấn, tiếp đó là Thái Lan với 120.000 tấn, Pakistan 65.000 tấn và Ấn Độ 20.000 tấn. Giá trúng thầu (giá C&F) của Việt Nam là 466 USD/tấn (lô 70.000 tấn) và 464 USD/tấn (lô 71.000 tấn). Gạo giao dịch là loại trắng thu hoạch trong niên vụ 2017/18 (đã thu hoạch không quá 6 tháng), 0-5% tấm và 5-25% tấm. Hàng sẽ giao tới Indonesia muộn nhất là ngày 28/2/2018.

Đây có thể được kỳ vọng là cú hích lớn cho ngành lúa gạo Việt Nam trong năm 2018. 

Năm 2017 chứng kiến kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản mạnh nhất từ trước đến nay đạt 36,37 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2016. Thặng dư thương mại đạt 8,55 tỷ USD, tăng khoảng 1,1 tỷ USD so với năm 2016.

Nhiều mặt hàng có kim ngạch tăng cao như rau quả (40,5%), cao su (35,6%), gạo (23,2%), tôm (22,3%). Ngoài ra ngành nông nghiệp vẫn duy trì 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1,0 tỷ USD trở lên, trong đó có 5 mặt hàng là tôm, trái cây, hạt điều, cà phê và đồ gỗ đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.