Sự mở rộng nhanh chóng của Alipay, WeChat Pay và các ứng dụng tương tự đã làm tăng sự quan tâm của những cơ quan quản lý tiền tệ đối với các CBDC. Hai nền tảng này đều bị cấm ở Việt Nam, nhưng số lượng người dùng vẫn tiếp tục tăng.
Đồng USD được chấp nhận rộng rãi ở Đông Nam Á cùng với các đồng nội tệ khác. Tuy nhiên, khi dòng chảy thương mại và tài chính từ Trung Quốc bắt đầu tăng cao, tỷ giá hối đoái ổn định so với đồng nhân dân tệ đã trở thành ưu tiên đối với các nhà hoạch định chính sách tiền tệ trong khu vực Đông Nam Á.
Chính vì vậy, một số nhà hoạch chính sách tiền tệ tại những quốc gia Đông Nam Á đang cố gắng tìm cách phát hành CBDC của riêng mình trước khi đồng nhân dân tệ kỹ thuật số bắt đầu chảy qua vào khu vực.
Các đối tác của ngân hàng trung ương Philippines và Việt Nam đang trong quá trình nghiên cứu. Một trong những đơn vị nổi tiếng nhất tham gia nghiên cứu phải kể đến startup Soramitsu có trụ sở tại Tokyo, doanh nghiệp đã giúp Campuchia phát triển Bakong, một trong những CBDC đầu tiên trên thế giới.
Ngân hàng trung ương Philippines đã thành lập một hội đồng chuyên gia vào năm 2020 để tìm hiểu việc tạo ra một CBDC. Năm ngoái, họ đã bắt đầu xem xét một cách nghiêm túc tác động của CBDC đối với hệ thống tài chính quốc gia.
Tại Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu phía Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu một CBDC dựa trên công nghệ blockchain. Ngân hàng sẽ tiến hành một nghiên cứu thị trường với Soramitsu và các bên khác, nhưng không có cam kết phát hành tiền kỹ thuật số nào được thực hiện.
Một quốc gia láng giềng của Trung Quốc cũng thuộc khu vực Đông Nam Á là Lào đã ký một biên bản ghi nhớ vào năm ngoái với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, mở một nghiên cứu về tính khả thi của CBDC với Soramitsu.
Ngân hàng trung ương Lào và Soramitsu sẽ thành lập liên doanh với một công ty địa phương trong năm nay. Một tổ chức Nhật Bản khác được nhà nước hậu thuẫn cũng có khả năng tham gia liên doanh này.
Theo báo cáo của ngân hàng đầu tư JPMorgan Chase và công ty tư vấn Oliver Wyman có trụ sở tại New York, các tập đoàn toàn cầu có thể tiết kiệm tới 100 tỷ USD mỗi năm cho chi phí giao dịch xuyên quốc gia nếu có mặt trong một mạng lưới quốc tế gồm các CBDC khác nhau.
Mặc dù tiền tệ kỹ thuật số có thể mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp và cá nhân, những mỗi quốc gia cần phải cân nhắc về tác động tới an ninh kinh tế và chính sách tiền tệ trước khi giới thiệu ra công chúng.
Theo một khảo sát của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, 9 trong số 10 Ngân hàng trung ương lớn trên toàn thế giới đang cân nhắc những lợi ích và hạn chế của CBDC để có những tổng hợp chi tiết hơn về loại tiền tệ này.