Việt Nam xếp hạng thứ 56 trong bảng xếp hạng chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu của Startup Blink

Việt Nam đang sở hữu một hệ sinh thái khởi nghiệp sôi động, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và doanh nghiệp vừa và nhỏ...

Ông Bùi Trung Nghĩa, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu tại diễn đàn
Ông Bùi Trung Nghĩa, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu tại diễn đàn

Ngày 14/12, đã diễn ra Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc gia 2024 – Phát động Khởi nghiệp 2025, phát biểu tại diễn đàn ông Bùi Trung Nghĩa, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, Việt Nam đang sở hữu một hệ sinh thái khởi nghiệp sôi động thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp vừa và nhỏ (doanh nghiệp SME).

Tinh thần khởi nghiệp đã lan tỏa mạnh mẽ tại nhiều địa phương tạo nên những điểm sáng tiêu biểu, có nhiều đóng góp về xây dựng hệ sinh thái đã được VCCI cùng phối hợp với các bộ, ban ngành vinh danh những năm qua.

“Trong năm 2024, lần đầu tiên hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam xếp hạng thứ 56 trong bảng xếp hạng chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu của Startup Blink, Thủ đô Hà Nội và TP.HCM lọt vào top 200, thành phố Đà Nẵng lọt top 1.000 thành phố khởi nghiệp toàn cầu”, ông Nghĩa nhấn mạnh.

Đến nay, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam năm nay nổi bật với khoảng 4.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Bên cạnh đó, đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam tiếp tục khởi sắc, với chỉ số số thương vụ đầu tư mạo hiểm cải thiện từ hạng 77 (năm 2022) lên hạng 50 (năm 2024), và chỉ số số thương vụ nhận được vốn đầu tư mạo hiểm từ hạng 54 (năm 2021) lên vị trí 44 (năm 2024).

Đáng chú ý, để hỗ trợ hệ sinh thái phát triển bền vững theo chiều rộng và chiều sâu, có lợi thế cạnh tranh trong khu vực, nhiều chính sách đặc thù đã được ban hành như: Luật thủ đô sửa đổi năm 2024; Nghị quyết số 98 năm 2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh; Nghị quyết số 136 năm 2024 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng; Nghị quyết số 45 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045...

Theo ông Bùi Trung Nghĩa, nhờ có sự quan tâm, chỉ đạo và định hướng của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo của các tỉnh, thành phố, các hiệp hội và sự tích cực của cộng đồng khởi nghiệp, cả nước đã hình thành nhiều đơn vị hỗ trợ Khởi nghiệp.

“Năm nay Chương trình nhận được đăng ký tham gia của các dự án từ các tỉnh miền núi phía bắc như Lai Châu, Hòa Bình, Lạng Sơn.. Với sự hỗ trợ từ đội ngũ cố vấn địa phương và các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, các dự án khởi nghiệp năm nay được đánh giá là hoàn thiện hơn, có chất lượng cao hơn và có kết quả quan.

Các dự án khởi nghiệp tập trung vào yếu tố công nghệ và đổi mới sáng tạo áp dụng cho sản phẩm và các giải pháp nên được giám khảo đánh giá cao, phù hợp với xu thế hiện tại. Festival Khởi nghiệp hôm nay cũng có một nội dung quan trọng, đó là tôn vinh các dự án xuất sắc nhất trong năm 2024”, Phó Chủ tịch VCCI phân tích.

Chia sẻ tại Diễn đàn khởi nghiệp Quốc gia, ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp bày tỏ, với quan điểm “Khởi nghiệp là khởi đầu của nghề nghiệp", Đồng Tháp chú trọng đơn giản hóa quy trình và khái niệm khởi nghiệp để người dân, đặc biệt là nông dân, có thể dễ dàng tiếp cận.

Hiện nay, tinh thần khởi nghiệp được phổ biến rộng rãi, không giới hạn lứa tuổi, vùng miền, giới tính hay trình độ kiến thức. Mọi người từ nông dân lớn tuổi đến những bạn trẻ đam mê đổi mới đều có cơ hội tham gia và hiện thực hóa ý tưởng.

z6129641147742-82d0cbf7e44f9fa536c36d379a26a561.jpg
Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp

Dù vậy, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cũng nói thêm, một trong những thách thức lớn nhất mà Đồng Tháp phải đối mặt là tâm lý tiểu nông e ngại chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp.

Để giải quyết vấn đề này, Đồng Tháp đã thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, ưu tiên phải thay đổi cái tư duy lớn nhất, mạnh dạn phát huy từ nguồn tài nguyên bản địa. Thông qua những chương trình vào cuộc của hệ thống chính trị để tạo niềm tin cho nông dân thực hiện khởi nghiệp.

Theo ông Nghĩa, để thúc đẩy phong trào khởi nghiệp, Đồng Tháp đã sáng lập những tổ chức hỗ trợ đặc biệt, điển hình như mô hình Hội quán nông dân và Café doanh nghiệp… Đây là nơi kết nối những cá nhân, tổ chức có ý tưởng sáng tạo, giúp họ gặp gỡ, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp.

Ngoài ra, tỉnh cũng tổ chức nhiều cuộc thi khởi nghiệp, tạo sân chơi và cơ hội để người dân trình bày ý tưởng và hiện thực hóa chúng. Những sáng kiến này không chỉ tạo ra giá trị kinh tế mà còn góp phần xây dựng một cộng đồng nông dân hiện đại, tự tin và gắn bó hơn với vùng đất quê hương.

“Khởi nghiệp tại Đồng Tháp không chỉ dừng lại ở mục tiêu kinh tế mà còn là một cuộc cách mạng về tư duy và cách làm, đưa nông nghiệp lên tầm cao mới. Với nền tảng sẵn có cùng sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các tổ chức, chính quyền và doanh nghiệp, Đồng Tháp hứa hẹn sẽ tiếp tục là hình mẫu đi đầu trong phong trào khởi nghiệp nông nghiệp bền vững của cả nước”, đại diện tỉnh Đồng Tháp nêu quan điểm.

Với góc nhìn nước ngoài, ông Yayren Teo, Giám đốc Điều hành Mạng lưới Khởi nghiệp Singapore - GEN Singapore cho rằng, cần thiết phải sáng lập một hội đồng đưa ra các chương trình liên quan đến cố vấn, tư vấn giúp các bạn học sinh sinh viên có thể khởi nghiệp. Vào năm 2016, hội đồng này đã trở thành một tổ chức quốc tế, thu hút được rất nhiều đối tượng học hỏi liên quan tới khởi nghiệp sáng tạo đến với Singapore.

“Chúng tôi hy vọng thông qua đó sẽ tìm kiếm những dự án tiềm năng về khởi nghiệp và trao cho các bạn cơ hội về nguồn vốn để xây dựng doanh nghiệp trong tương lai”, ông Yayren chia sẻ.

Về sơ đồ liên quan đến hệ sinh thái khởi nghiệp của Singapore năm 2017, ông Yayren cho biết số lượng công ty ở đây lên tới 1.100 công ty. Để có thể đạt được những thành tựu như vậy cần có sự hợp tác không chỉ giữa Chính phủ, giữa các đối tác liên quan, mà còn cần các tổ chức về tài chính, học thuật, cùng phối hợp với nhau trong hành trình này.

Thông qua hệ sinh thái này, các tổ chức khởi nghiệp có thể hiểu được những cơ chế hoạt động, văn hóa của hệ sinh thái từ đó sẽ hợp tác với nhau tốt hơn. Singapore không có nhiều dân số như Việt Nam, chỉ có khoảng 6 triệu dân, vì vậy rất cần chính sách của Chính phủ để hỗ trợ cho công dân trong quá trình khởi nghiệp.

"Một trong những điều chính phủ Singapore tập trung là làm là tạo điều kiện không gian chính sách cho những tài năng liên quan đến lĩnh vực công nghệ có cơ hội được phát triển. Singapore cũng có các công ty kỳ lân về công nghệ chiếm một nửa trong khu vực Đông Nam Á", Giám đốc Điều hành Mạng lưới Khởi nghiệp Singapore - GEN Singapore đưa ra.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…