Vietcombank được duyệt phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nước ngoài

Thông tin này được ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chia sẻ tại hội nghị triển khai kinh doanh năm 2018.
Vietcombank được duyệt phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nước ngoài

Thống đốc NHNN  Lê Minh Hưng (bên phải) thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trao Cờ thi đua cho Vietcombank – Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua

Kết quả kinh doanh năm 2017 của Vietcombank đã hoàn thành vượt kế hoạch đề ra với các chỉ tiêu trọng yếu tăng trưởng cao. Cụ thể, nguồn vốn huy động tăng trưởng cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng của toàn ngành. Cơ cấu tiền gửi giá rẻ đã chiếm đến gần 50% trong tổng huy động vốn của Vietcombank giúp ngân hàng có điều kiện giảm thấp nhất mặt bằng lãi suất cho vay.

Tín dụng tăng trưởng đạt trên 17%, cao hơn chỉ tiêu 16% mà Ngân hàng Nhà nước phê duyệt đầu năm 2017.

Nhờ đó, lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2017 của Vietcombank đạt trên 11.000 tỷ đồng và dẫn đầu lợi nhuận trong hệ thống các tổ chức tín dụng. Đây là mức lợi nhuận sau khi đã được ngân hàng trích lập dự phòng một cách đầy đủ và thận trọng nhất.

Hoạt động xử lý nợ xấu cũng cải thiện tích cực, tiếp đà đã xử lý toàn bộ nợ xấu tại VAMC năm 2016 thì năm 2017, Vietcombank tiếp tục xử lý được một lượng nợ xấu lớn và hiện nay, tỷ lệ nợ xấu chỉ còn là 1,1%.

“Đây là tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong các tổ chức tín dụng tại Việt Nam”, Ông Thành nhấn mạnh.

Năm 2018 Vietcombank đặt mục tiêu kinh doanh cao hơn, cụ thể, tổng tài sản tăng xấp xỉ 14%, huy động vốn từ nền kinh tế tăng khoảng 17%; tín dụng tăng khoảng 16%. Tỷ lệ nợ xấu giảm dưới 1,0% dư nợ và lợi nhuận trước thuế 12.000 tỷ đồng.

Chủ tịch Vietcombank tiết lộ thông tin quan trọng là vào những ngày cuối năm, Thống đốc NHNN đã chính thức phê duyệt quyết định về đề án, phương án cơ cấu lại Vietcombank đến năm 2020. Theo đó khẳng định và giao cho Vietcombank xây dựng Vietcombank trở thành ngân hàng số 1 Việt Nam, 1 trong 100 ngân hàng trong khu vực và 1 trong 300 tập đoàn tài chính lớn nhất toàn cầu.

Đặc biệt, Thống đốc cũng đã phê duyệt quyết định cho phép Vietcombank phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài. Đây sẽ là thương vụ phát hành lớn nhất vào đầu năm 2018 và cho thấy sức hấp dẫn đầu tư nước ngoài vào hệ thống ngân hàng Việt Nam. Hiện, Vietcombank có vốn điều lệ

Còn nhớ tại ĐHCĐ thường niên Hồi tháng 4/2017, Chủ tịch Nghiêm Xuân Thành chia sẻ với cổ đông rằng, ngân hàng đã tiếp cận với GIC, một tổ chức tài chính lớn của Singapore để chào bán cổ phần nhằm tăng quy mô vốn điều lệ. Tuy nhiên, theo định hướng của Chính phủ và Bộ Ngành, việc thoái vốn giá không thấp hơn giá định giá và giá thị trường. Mà mức giá của GIC chưa đáp ứng được điều kiện tiên quyết như vậy nên khi trình lên chưa được cơ quan quản lý phê duyệt. Trước đòi hỏi bức thiết về tăng vốn, Vietcombank đã xúc tiến làm việc với nhiều đối tác nước ngoài khác.

Trên sàn chứng khoán, trong tháng 12/2017, giá cổ phiếu VCB đã tăng rất mạnh và hiện giao dịch ở mức 58.000 đồng/CP, tăng hơn 61% so với đầu năm trước.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định chấp thuận Vietcombank được mở ngân hàng con tại Lào theo đề nghị của Thống đốc.

>> Vietcombank cho vay "đảo nợ", thẩm định thiếu chính xác

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...