Cụ thể, Vietjet Air có 1.713 chuyến bị chậm và huỷ. Trong đó, có 1.702 chuyến bị chậm, chiếm tỷ lệ 16,6% chuyến khai thác và 11 chuyến bị huỷ, chiếm 0,1%. Trong đó, có đến 799 lý do chậm chuyến là tàu bay về muộn và 527 chuyến do hãng hàng không, 365 chuyến do trang thiết bị và dịch vụ tại cảng.
Tiếp theo là hãng hàng không Vietnam Airlines với 1.008 chuyến bị chậm và huỷ, trong đó, có 998 chuyến bị chậm, chiếm tỷ lệ 10,1% trên tổng số chuyến khai thác và 10 chuyến bị huỷ, chiếm tỷ lệ 0,1%.
Đứng thứ ba là hãng hàng không Jetstar Pacific với 786 chuyến bị chậm. Đáng lưu ý, không có chuyến bay nào của hãng này bị huỷ trong suốt tháng vừa qua.
Vasco đứng vị trí thứ tư với 85 chuyến bị chậm và 13 chuyến bị huỷ. Cuối cùng là hãng hàng không Bamboo Airways với 57 chuyến bị chậm, chiếm tỷ lệ 6% tổng số chuyến khai thác và không có chuyến nào bị huỷ.
Tổng số chuyến bay bị chậm và huỷ của 5 hãng hàng không trong thời gian qua là 3.628 chuyến bay, tăng 1 điểm so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 2,3 điểm so với tháng trước.
Cục Hàng không Việt Nam cho rằng, việc chậm chuyến, hủy chuyến bay của các hãng hàng không gây ra những ảnh hưởng lớn không chỉ cho hãng hàng không, cho hành khách, các đơn vị cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay mà còn cho cả nền kinh tế.