Cụ thể, hiện đồng USD tăng giá trong bối cảnh các nhà đầu tư kỳ vọng Cục dự trữ Liên bang Mỹ sẽ quyết định đẩy mạnh việc nâng lãi suất trong thời gian tới.
Tính đến cuối tháng 4, tỷ giá VND/USD đã tăng 0,57% so với cuối tháng 3, và tăng 0,62% so với cuối năm 2021.
VND bị mất giá tương đối so với đồng USD, tuy nhiên mức độ mất giá của VND ở mức thấp so với sự mất giá của các đồng tiền châu Á khác, một phần nhờ vào nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào, nguồn vốn FDI giải ngân vẫn lạc quan, cán cân thương mại duy trì thặng dư.
Trong bối cảnh đồng USD tăng giá, VND kì vọng sẽ ổn định và giảm giá tương đối khoảng 1% so với USD trong năm 2022 nhờ cơ chế điều tiết cung cầu ngoại tệ linh hoạt của NHNN.
Ngoài ra, cán cân thương mại cũng được kỳ vọng thặng dư trong năm 2022 khi xuất khẩu tiếp tục tăng tốc. Dòng vốn FDI kì vọng tích cực nhờ làn sóng dịch chuyển sản xuất toàn cầu.
Hơn nữa, dự trữ ngoại hối đạt mức cao và có xu hướng tăng, Việt Nam đã được ra khỏi danh sách các nước thao túng tiền tệ vào tháng 4/2021, và được Mỹ dỡ bỏ đe dọa thuế quan do "thao túng tiền tệ" vào cuối tháng 7/2021, điều này sẽ làm giảm áp lực lên tỷ giá VND/USD.
Tương tự, các chuyên gia phân tích của chứng khoán BSC cũng cho biết, giá VND đi xuống xuyên suốt tháng 4/2022 vì sự tăng giá mạnh mẽ của đồng USD. Tuy nhiên, BSC dự báo chênh lệch giá trị giữa hai đồng tiền này sẽ sớm ổn định lại do: Dự trữ ngoại hối của Việt Nam tháng 4.2022 là 109 tỷ USD, cao hơn mức 108 tỷ USD của tháng 3/2022. Đồng thời, luỹ kế 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất siêu được 2,53 tỷ USD.