VNG bán cổ phiếu quỹ thu về 622 tỷ đồng

CTCP VNG đã bán toàn bộ 355.820 cổ phiếu quỹ với giá giao dịch bình quân 1,86 triệu đồng/cp, thu về 662 tỷ đồng, tương ứng mức định giá doanh nghiệp khoảng 2,2 tỷ USD cao gần gấp đôi so với vốn hóa củ
VNG bán cổ phiếu quỹ thu về 622 tỷ đồng

Toàn bộ số cổ phiếu quỹ nói trên được VNG bán cho Seletar Investments, công ty con của Temasek Capital thuộc Temasek Holdings.

Đáng chú ý, đầu tháng 3, Seletar Investments cũng có thông báo mua xong 355.820 cổ phiếu CTCP VNG, nâng tỉ lệ cổ phiếu có quyền biểu quyết lên 6,35%. Số cổ phiếu này chính bằng lượng cổ phiếu quỹ mà VNG bán thành công, thời điểm Seletar mua vào và thời điểm VNG bán ra trùng khớp, ngày 4/3. Giao dịch được thực hiện thông qua CTCP Chứng khoán SSI.

Theo cập nhật đến ngày 26/12/2018, 7 cổ đông ngoại đang nắm cổ phần tại VNG với tổng sở hữu 47,89%. Trong đó cổ đông ngoại lớn nhất là Tenacious Bulldog Holdings Limited với 22,99%, hai cổ đông lớn khác gồm Gamvest với 8,14% và Prosperous Price Enterprises với 7,75%.

Sau đợt bán cổ phiếu quỹ lần này, VNG vẫn còn nắm giữ hơn 7,1 triệu cổ phiếu quỹ trên tổng lượng cổ phiếu đã phát hành là 34,54 triệu cổ phiếu.

Theo kế hoạch, VNG sẽ dùng tiền thu được làm vốn lưu động để mở rộng và phát triển thị trường trong nước và nước ngoài; góp vốn, đầu tư hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực hoạt động nhằm phát triển sản phẩm và củng cố thị phần.

Tháng 3/2017, VNG đã ký một Biên bản ghi nhớ (MoU) để niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán của Mỹ. Tuy nhiên sau gần 2 năm vẫn chưa có thông báo gì mới từ phía công ty.

Về kết quả kinh doanh, năm 2018, VNG đạt 4.300 tỷ đồng doanh thu, tương đương với năm 2017. Tuy nhiên lợi nhuận trước thuế giảm sâu từ 1.158 tỷ xuống 441 tỷ đồng nguyên nhân chủ yếu là do công ty chi rất mạnh cho hoạt động bán hàng.

Đáng chú ý là công ty bắt đầu lỗ 48 tỷ đồng từ quý IV/2018 sau một thời gian dài liên tục đạt lợi nhuận vài trăm tỷ đồng mỗi quý.

Tổng tài sản kết thúc năm 2018 của VNG đạt 4.959 tỷ đồng, trong đó có 2.485 tỷ đồng là tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn (chiếm 50%), ngoài ra còn có 100 tỷ đồng tiền gửi dài hạn. Chi phí xây dựng dở dang tăng 185% lên 332 tỷ đồng chủ yếu là dự án VNG Campus và phát triển phần mềm trò chơi…

Cũng tại thời điểm này, danh sách công ty liên kết của VNG bao gồm CTCP Tiki – công ty thương mại điện tử (VNG sở hữu 28,88%, đã thoái bớt gần 10% trong năm), ngoài ra VNG còn sở hữu 50% vốn tại All Best Asia Group Limited (ABA), 49% Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Truyền thông Thanh Sơn.

>> VNG sẽ huy động 360 tỷ đồng bằng phát hành cổ phiếu riêng lẻ

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...