VPBank báo lãi 7.199 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nay

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã: VPB) ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng cao với lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 7.199 tỷ đồng, tăng trưởng 17,5% so với cùng kỳ năm trước.
VPBank báo lãi 7.199 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nay

Lợi nhuận tăng trưởng cao

Theo thông tin từ VPbank, tín dụng đến cuối tháng 9/2019 đã tăng 14,7% so với cuối năm 2018, cao hơn mức tăng bình quân của là 8,4%. Huy động vốn tăng trưởng 19,9%. Tổng thu nhập hoạt động hợp nhất của VPBank đạt 26.333 tỷ đồng, tăng 19,1% so với cùng kỳ năm ngoái (nếu loại trừ khoản thu nhập bất thường từ hợp tác bảo hiểm thì tăng ở mức 23,9%).

Riêng quý 3, tổng thu nhập hoạt động tăng trưởng 25% so với cùng kỳ năm trước và tăng 7,1% so với quý liền trước đó.

Đóng góp lớn nhất vào tổng thu nhập hoạt động của toàn ngân hàng tiếp tục là nguồn thu nhập lãi thuần, đạt 22.428 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu từ hoạt động dịch vụ đã tăng trưởng ấn tượng tới 93,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1.942 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2019, cho thấy ngân hàng vẫn tiếp tục thực hiện tốt chiến lược đa dạng hóa nguồn thu và giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn thu lãi thuần.

Kết quả, VPbank ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 7.199 tỷ đồng, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu loại trừ đi khoản thu nhập bất thường từ hợp đồng hợp tác bảo hiểm được ghi nhận trong năm ngoái, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng thực chất đã tăng 36,6% so với cùng kỳ.

Tính đến cuối tháng 9/2019, nợ xấu hợp nhất của VPBank đang ở mức 3,10%. Tỷ lệ này đã giảm từ 4,24% tại thời điểm một năm trước đó.

Mức giảm ở tỷ lệ nợ xấu sẽ rõ ràng hơn nếu nhìn riêng vào ngân hàng mẹ và công ty tài chính FE Credit. Cụ thể, nợ xấu của ngân hàng VPBank riêng lẻ giảm xuống còn 2,45% cuối quý 3/2019. Còn nợ xấu của FE Credit cũng giảm từ 6,36% xuống 5,21% cuối quý 3/2019.

Hoạt động xử lý nợ từ VAMC tiếp tục được ngân hàng đẩy mạnh trong quý 3, đưa dư nợ trái phiếu VAMC giảm hơn 70% so với thời điểm cuối năm 2018, từ hơn 3.100 tỷ xuống còn dưới 908 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu được giữ ở mức thấp, cùng với số nợ tại VAMC được xử lý mạnh trong năm 2019 sẽ cải thiện đáng kể chất lượng tài sản, giúp đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận của VPBank ổn định trong thời gian tới.

Hiệu quả hoạt động được nâng cao

Chi phí hoạt động (OPEX) hợp nhất trong 9 tháng đầu năm của VPBank tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2018, thấp hơn so với tốc độ tăng doanh thu là 19,1%. Điều này góp phần đưa chỉ số chi phí hoạt động trên thu nhập (CIR) xuống còn 34,7% so với mức 35,8% trong nửa đầu năm. Sự cải thiện về các chỉ số chi phí là kết quả của những điều chỉnh trong mô hình tổ chức kinh doanh và hoạt động vận hành được tiến hành từ cuối năm 2018.

Đặc biệt, mức độ tối ưu hóa chi phí hoạt động được thực hiện mạnh mẽ ở ngân hàng mẹ, giúp chi phí hoạt động của ngân hàng riêng lẻ chỉ tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước và thậm chí chi phí hoạt động của quý 3 đã giảm 4,3% so với quý 2. Chỉ số CIR của ngân hàng mẹ cũng giảm từ 41,3% ở thời điểm cuối tháng 6/2019 xuống còn 38,8% cuối tháng 9/2019.

Lợi nhuận tăng đã nâng cao thêm các chỉ số về hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) ở thời điểm cuối tháng 9/2019 là 2,3%, cao hơn so với 2,1% trong nửa đầu năm. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 20,4% cuối quý 3/2019, cao hơn mức 19% trong 6 tháng đầu năm.

Hệ số an toàn vốn của ngân hàng theo chuẩn Basel II đạt 11,4% tính đến cuối tháng 9, vẫn duy trì ở mức cao so với yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Sự cải thiện ở hiệu quả hoạt động và chất lượng tài sản sẽ là nền tảng vững chắc để VPBank tiếp tục đà tăng trưởng trong quý cuối cùng của năm 2019 và trong thời gian tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...