Tuy nhiên, ngân hàng chưa công bố chi tiết phương án phát hành và niêm yết lượng trái phiếu này. Trong khi đó, tại thị trường trong nước, VPBank cũng đã phát hành được hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu nhờ sự trợ giúp của CTCP Chứng khoán VPS trong vai trò đại lý phát hành, đại lý đăng ký, lưu ký và cũng là nhà đầu tư duy nhất gom mua toàn bộ.
Cụ thể, từ ngày 20-22/5, VPBank đã thực hiện thành công 3 đợt phát hành trái phiếu cho VPS với tổng giá trị đạt 1.200 tỷ đồng. Đây là lô trái phiếu không chuyển đổi, không có tài sản đảm bảo, không kèm chứng quyền, kỳ hạn 3 năm. Mức lãi suất danh nghĩa áp dụng cho các lô trái phiếu này dao động từ 6,4% - 6,9%/năm.
Đặc biệt, VPS cũng là nhà đầu tư duy nhất liên tục mua vào tới 3.000 tỷ đồng trái phiếu của VPBank với mức lãi suất cũng chỉ từ 6,4 - 6,9%/năm hồi tháng 4/2019. Tính gộp với đợt phát hành vừa qua, VPS đã gom mua tới 4.200 tỷ đồng trái phiếu do VPBank phát hành.
Được biết, VPS ban đầu có tên gọi là Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS) do VPBank nắm giữ đa số vốn. Tuy nhiên, tới tháng 12/2015, VPBank đã thực hiện thoái 89% vốn tại VPBS. Mức giá chuyển nhượng và đối tác của thương vụ không được tiết lộ.
Thời gian gần đây, các ngân hàng đang có xu hướng phát hành trái phiếu nhằm bổ sung nguồn vốn dài hạn trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ngày càng siết chặt tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Mới nhất, VietinBank và ACB cũng đã công bố kế hoạch phát hành trái phiếu với tổng quy mô lên đến 15.500 tỷ đồng.
Trong năm 2019, VPBank đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 9.500 tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2018. Tổng tài sản ngân hàng dự kiến tăng 16%, lên 373.649 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ tín dụng dự kiến tăng trưởng 15%, đạt 265.408 tỷ đồng. Ngân hàng cũng đặt kế hoạch huy động 252.435 tỷ đồng từ tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá.
>> ĐHCĐ VPbank: Tăng vốn thêm 2.600 tỷ đồng, nới room ngoại lên 30%