VPBank muốn giữ lại hơn 3.431 tỷ đồng lợi nhuận sau trích lập quỹ

Sau khi trích lập hơn nửa lợi nhuận cho các quỹ, VPBank còn lại hơn 3.431 tỷ đồng lợi nhuận và muốn giữ lại để bổ sung vốn hoạt động trong thời gian tới.
VPBank muốn giữ lại hơn 3.431 tỷ đồng lợi nhuận sau trích lập quỹ

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – VPBank (mã: VPB) vừa lấy ý của Đại hội đồng cổ đông bằng văn bản về 2 nội dung: thông qua báo cáo tài chính 2018 hợp nhất và riêng lẻ đã được kiểm toán bởi Công ty kiểm toán E&Y Việt Nam và tờ trình phương án phân phối lợi nhuận năm 2018.  

Đáng chú ý là phương án sử dụng hàng nghìn tỷ đồng lợi nhuận tích luỹ qua nhiều năm. Cụ thể, VPBank xin ý kiến cổ đông về việc giữ lại lợi nhuận chưa phân phối năm 2018 sau khi trích quỹ hơn 3.431 tỷ đồng để bổ sung vốn cho hoạt động của ngân hàng.

Theo báo cáo tài chính, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của VPBank năm 2018 đạt gần 7.355,6 tỷ đồng. Ngân hàng sẽ thực hiện trích lập các quỹ hơn 3.924 tỷ đồng, chiếm hơn một nửa lợi nhuận chưa phân phối trên báo cáo.

Trước đó, Chủ tịch HĐQT VPbank Ngô Chí Dũng từng chia sẻ với cổ đông rằng dù ngân hàng liên tục tăng thêm quy mô vốn khá lớn, nhưng “kỳ vọng tỷ lệ chia cổ tức và cổ phiếu thưởng sẽ tiếp tục duy trì trên 60%”. Căn cứ cho kế hoạch năm 2018 là mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng gần 33% so với 2017, đạt khoảng 10.800 tỷ đồng. Tuy vậy, kết quả năm 2018 ngân hàng chỉ đạt lợi nhuận trước thuế hơn 9.200 tỷ đồng, thấp hơn mục tiêu đề ra…

Được biết, trong năm 2018 ngân hàng đã thực hiện chia cổ tức, thưởng cổ phiếu hậu hĩnh cho cổ đông với tổng mức cổ tức lên tới 60%. Trong đó, VPBank sẽ phát hành 925 triệu cổ phần, tương đương 9.256 tỷ đồng để trả cổ tức và tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ cổ phần phát hành thêm là 61,8%, trong đó 30,2% để chi trả cổ tức và 31,6% để tăng vốn điều lệ.

Ngoài ra, ngân hàng còn mua lại cổ phần ưu đãi cổ tức làm cổ phiếu quỹ và chia cho các cổ đông. Giữa năm 2018, HĐQT VPBank đã thông qua phương án mua lại 73.2 triệu cổ phiếu ưu đãi cổ tức (4,66%) làm cổ phiếu quỹ với giá 33.996 đồng/CP, ước tính số tiền khoảng 2.500 tỷ đồng.

Việc giữ lại hàng nghìn tỷ đồng lợi nhuận sẽ giúp VPbank có nguồn vốn để đẩy mạnh hoạt động tín dụng, cải thiện các chỉ số tài chính, đáp ứng yêu cầu cao hơn về an toàn vốn hoạt động.

Trong 3 năm gần đây (2016-2018), VPBank liên tục nằm trong nhóm các ngân hàng có lợi nhuận cao nhất thị trường, tốc độ tăng trưởng doanh thu cao… cho thấy tiềm năng tăng trưởng lạc quan của nhà băng này. Tính đến cuối năm 2018, tổng tài sản hợp nhất của VPbank tiếp tục tăng 16,4% lên ở mức 323.300 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 34.700 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt 230.387 tỷ đồng (tăng 17,1%), huy động hơn 219.509 tỷ đồng (tăng gần 10%).

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và vốn chủ sở hữu (ROE) đạt lần lượt là 2,5% và 22,9%. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) tiếp tục được giữ ở mức cao nhất thị trường là 9%. Hệ số hiệu quả chi phí trên doanh thu (CIR) tiếp tục được cải thiện ở mức 34,2% so với 35,5% năm 2017.

Bên cạnh đó, hoạt động xử lý nợ xấu ghi nhận kết quả tích cực, theo đó, năm 2018 VPBank đã xóa 10.676 tỷ đồng nợ xấu và dự đoán lợi nhuận năm nay có thể tăng 10,5%.

Tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2018 tăng lên mức 3,21% so với mức 2,89% của cuối năm 2017. Trong đó, ngân hàng mẹ có tỷ lệ nợ xấu là 2,41% so với 2,33% năm 2017, tỷ lệ nợ xấu của FE Credit cũng tăng lên mức 5,98% tại so với mức 5% năm 2017.

>>  SSI dự báo lợi nhuận VPBank sẽ đạt 10.160 tỷ đồng trong năm 2019

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...