Vụ thâu tóm "đất vàng" ở quận 1: Khởi tố ông Đinh Trường Chinh

Ông Huỳnh Thế Năng và ông Đinh Trường Chinh bị khởi tố do liên quan sai phạm trong việc quản lý, sử dụng khu đất số 33 Nguyễn Du và 34, 36, 42 Chu Mạnh Trinh (quận 1, TP.HCM)...

Bị can Đinh Trường Chinh (trái) và Huỳnh Thế Năng - Ảnh: Công an cung cấp
Bị can Đinh Trường Chinh (trái) và Huỳnh Thế Năng - Ảnh: Công an cung cấp

Ngày 27/10, Công an TP.HCM cho biết cơ quan an ninh điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với ông Huỳnh Thế Năng (cựu tổng giám đốc Vinafood 2) để điều tra về tội "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

Ông Đinh Trường Chinh (cựu giám đốc Công ty TNHH Thương mại - quảng cáo - xây dựng - địa ốc Việt Hân) cùng bị khởi tố về tội danh trên.

Theo Công an TP.HCM, căn cứ kết quả điều tra và tài liệu, chứng cứ thu thập được, xác định ông Năng và ông Chinh đã có hành vi vi phạm pháp luật trong việc quản lý, sử dụng khu đất số 33 Nguyễn Du và 34, 36, 42 Chu Mạnh Trinh, phường Bến Nghé (quận 1, TP.HCM), gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Nhà nước.

Cơ quan an ninh điều tra Công an TP.HCM đang tập trung điều tra mở rộng vụ án và áp dụng các biện pháp theo quy định pháp luật để xử lý nghiêm các đối tượng có liên quan và thu hồi tài sản thất thoát cho Nhà nước.

Trước đó, ông Năng lãnh 2 năm 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng do liên quan đến vụ tham ô, cố ý làm trái gây thất thoát 132 tỷ tại Tổng công ty Lương thực Miền Nam.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.