Vượt mặt Big 4, Techcombank trở thành ngân hàng có vốn điều lệ cao thứ hai hệ thống

Tổng số cổ phiếu đang lưu hành của Techcombank là 7,05 tỷ cổ phiếu, tương ứng với vốn điều lệ là 70.450 tỷ đồng. Như vậy, vốn điều lệ của Techcombank đã nhảy vọt từ vị trí thứ 9 trong toàn ngành ngân hàng lên vị trí thứ 2, vượt qua cả nhóm Big 4 ngân hàng và chỉ đứng sau VPBank...

Vượt mặt Big 4, Techcombank trở thành ngân hàng có vốn điều lệ cao thứ hai hệ thống

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank – mã chứng khoán: TCB) vừa công bố kết quả đợt phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Theo đó, ngân hàng đã phát hành 3,52 tỷ cổ phiếu theo tỷ lệ 1:1, tức cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 1 cổ phiếu mới.

Ngày kết thúc đợt phát hành là 21/6 và cổ phiếu sẽ được chuyển giao đến tay cổ đông trong quý 3/2024, sau khi hoàn tất việc thay đổi đăng ký chứng khoán tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC) cũng như đăng ký giao dịch bổ sung số cổ phiếu mới tại HOSE.

Sau đợt phát hành, tổng số cổ phiếu đang lưu hành của Techcombank là 7,05 tỷ cổ phiếu, tương ứng với vốn điều lệ là 70.450 tỷ đồng. Như vậy, vốn điều lệ của Techcombank đã nhảy vọt từ vị trí thứ 9 trong toàn ngành ngân hàng lên vị trí thứ 2, vượt qua cả bốn ngân hàng quốc doanh là BIDV, Vietcombank, VietinBank, Agribank và chỉ đứng sau VPBank.

Trước đó, vào đầu tháng 6/2024, Techcombank đã chi 5.284 tỷ đồng để trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ 15% ( tương ứng 1.500 đồng/cổ phiếu). Techcombank cũng ngân hàng trả cổ tức tiền mặt cao nhất trong năm 2024 và là lần đầu tiên sau 10 năm thực hiện chia cổ tức bằng tiền.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2024, Techcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Theo đó, Techcombank là ngân hàng có lợi nhuận cao thứ hai trong hệ thống.

Tại thời điểm cuối quý 1/2024, tổng tài sản của Techcombank tăng 4,3% so với cuối 2023 lên mức 885,7 nghìn tỷ đồng. Tính riêng ngân hàng mẹ, tín dụng tăng trưởng 6,4% so với đầu năm lên ngưỡng 563,9 nghìn tỷ.

Tiền gửi khách hàng của Techcombank cũng tăng trưởng ấn tượng 18,3% so với cùng kỳ và ổn định so với đầu năm, đạt 458 nghìn tỷ đồng. Trong đó tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng 49,4% so với cùng kỳ và tăng tiếp 2% so với mức rất cao cuối năm 2023, giúp tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn trong tổng tiền gửi tăng lên mức 40,5%, cao nhất toàn ngành.

anh-chup-man-hinh-2024-06-27-luc-202522-8686.png
Diễn biến cổ phiếu TCB trong thời gian qua

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 27/6, cổ phiếu TCB đang ghi nhận tại mức 23.450 đồng/cổ phiếu. Từ đầu năm đến nay, thị giá cổ phiếu này đã tăng gần 50%, kéo theo vốn hóa của nhà băng này đạt hơn 82.600 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Ngành sản xuất và bán lẻ trang sức Việt Nam có thể hưởng lợi nếu thị trường vàng được kiểm soát ổn định hơn. Việc thúc đẩy các kênh đầu tư thay thế sẽ góp phần làm dịu dòng tiền chảy vào vàng miếng, đồng thời định hướng người tiêu dùng chuyển sang các sản phẩm có giá trị sử dụng thực tiễn hơn...

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Việc mua lại trái phiếu trước hạn không chỉ giúp ngân hàng tránh bị khấu trừ vào vốn cấp 2 mà còn mở ra dư địa để phát hành lô trái phiếu mới có kỳ hạn trên 5 năm, qua đó bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn, đáp ứng các yêu cầu về an toàn vốn...

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Theo VCBS, lợi nhuận trước thuế của nhóm ngân hàng dự kiến tiếp tục tăng trưởng dương trong quý 2 và cả năm 2025, với nhiều cái tên như VietinBank, MB, BIDV, VPBank, HDBank, MSB và Sacombank được kỳ vọng đạt mức tăng hai chữ số...

Bảo hiểm nhân thọ tái cấu trúc sản phẩm: Hiểu sao cho đúng?

Bảo hiểm nhân thọ tái cấu trúc sản phẩm: Hiểu sao cho đúng?

Theo ông Nguyễn Đức Thắng, Chủ tịch GAMA Global-Vietnam, việc điều chỉnh cách phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ không ảnh hưởng đến các khách hàng đã tham gia với các hợp đồng đang có hiệu lực vì các doanh nghiệp có trách nhiệm tuân thủ đúng theo hợp đồng đã ký kết đúng pháp luật...

Ngân hàng bỏ quên "mỏ vàng" từ tệp khách hàng cao tuổi?

Ngân hàng bỏ quên "mỏ vàng" từ tệp khách hàng cao tuổi?

Trước tốc độ già hóa dân số, các ngân hàng tại Việt Nam có nguy cơ bỏ lỡ một nhóm khách hàng đầy tiềm năng – những người cao tuổi ngày càng độc lập về tài chính, quan tâm đến chất lượng sống và có nhu cầu quản lý tài sản một cách bài bản...

Ngành bảo hiểm viết lại vai trò của mình

Ngành bảo hiểm viết lại vai trò của mình

Việc hiểu đúng và ứng dụng hiệu quả kiến thức hoạch định tài chính cá nhân không chỉ nâng tầm chất lượng dịch vụ tư vấn bảo hiểm, mà còn góp phần định hình sự phát triển bền vững cho cả nghề nghiệp lẫn ngành bảo hiểm…