WHO: "Cơ hội cuối cùng" để tìm ra nguồn gốc của Covid-19

Tổ chức Y tế Thế giới mới đây đã công bố một nhóm cố vấn chuyên nghiên cứu về các mầm bệnh nguy hiểm, trong đó có sự tham gia của TS. Nguyễn Việt Hùng - nhà khoa học Việt Nam tại Viện nghiên cứu chăn nuôi quốc tế tại Nairobi.
WHO: "Cơ hội cuối cùng" để tìm ra nguồn gốc của Covid-19

Phía WHO cho biết, đây có thể là cơ hội cuối cùng để xác định nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 và kêu gọi Trung Quốc nhanh chóng cung cấp dữ liệu của những ca bệnh sớm nhất. 

Các trường hợp nhiễm Covid-19 ở người đầu tiên được báo cáo tại thành phố Vũ Hán, miền trung Trung Quốc vào tháng 12/2019. Trung Quốc đã nhiều lần bác bỏ giả thuyết rằng virus này bị rò rỉ từ một trong các phòng thí nghiệm của họ và nói rằng các chuyên gia WHO không cần phải đến điều tra. 

Một nhóm nghiên cứu do WHO dẫn đầu đã làm việc cùng các nhà khoa học Trung Quốc ở Vũ Hán trong 4 tuần vào đầu năm nay và cho biết trong một báo cáo chung vào tháng 3 rằng virus có thể đã được truyền từ dơi sang người qua một loài động vật trung gian khác nhưng cần phải nghiên cứu thêm.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết cuộc điều tra đã bị cản trở do thiếu dữ liệu thô liên quan đến những ngày đầu tiên khi dịch bùng phát và đã kêu gọi các cuộc kiểm tra từ trong phòng thí nghiệm.

WHO hôm 13/10 đã công bố 26 thành viên được đề xuất của “Nhóm Cố vấn Khoa học về Nguồn gốc Các Tác nhân Gây bệnh (SAGO)” gồm có bà Marion Koopmans, bà Thea Fischer, ông Nguyễn Việt Hùng và chuyên gia thú y Yang Yungui, những người đã tham gia vào cuộc điều tra chung ở Vũ Hán…

TS. Nguyễn Việt Hùng (bên trái), chuyên gia Việt Nam tham gia nhóm cố vấn mới của WHO.
TS. Nguyễn Việt Hùng (bên trái), chuyên gia Việt Nam tham gia nhóm cố vấn mới của WHO.

Bà Maria van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật của WHO về Covid-19, bày tỏ hy vọng rằng sẽ có thêm các phái bộ quốc tế do WHO dẫn đầu tới Trung Quốc để thu hút sự hợp tác của đất nước. Bà cho biết “hơn 30 nghiên cứu được khuyến nghị" vẫn cần thực hiện để xác định cách thức virú lây nhiễm từ động vật sang người.

Xét nghiệm kháng thể ở người dân Vũ Hán vào năm 2019 sẽ là "cực kỳ quan trọng" để hiểu được nguồn gốc của virus, bà van Kerkhove nhấn mạnh. 

WHO, trong một bài xã luận trên Science, nói rằng hiện vẫn cần điều tra chi tiết về các trường hợp nghi ngờ và được phát hiện sớm nhất ở Trung Quốc trước tháng 12/2019, bao gồm phân tích các mẫu máu được lưu trữ từ năm 2019 ở Vũ Hán và tìm kiếm dữ liệu bệnh viện và các trường hợp tử vong trước đó. 

TS. Mike Ryan, chuyên gia cấp cứu hàng đầu của WHO, cho biết hội đồng mới có thể là cơ hội cuối cùng để xác định nguồn gốc của SARS-CoV-2, “một loại virus đã khiến cả thế giới phải ngừng hoạt động".

Ông nói, WHO đang tìm cách "lùi lại một bước, tạo ra môi trường để chúng ta có thể nhìn lại các vấn đề khoa học một cách toàn diện hơn”. "Đây là cơ hội tốt nhất của chúng tôi, và có thể là cơ hội cuối cùng để có thể hiểu được nguồn gốc của loại virus này."

Chen Xu, đại sứ của Trung Quốc tại LHQ tại Geneva, nói trong một cuộc họp báo riêng rằng kết luận của nghiên cứu chung là "khá rõ ràng", nói thêm rằng vì các nhóm quốc tế đã được cử đến Trung Quốc hai lần, "đã đến lúc gửi nhóm nghiên cứu đến các nước khác.

“Tôi tin rằng nếu chúng ta tiếp tục nghiên cứu khoa học, đó phải là một nỗ lực chung dựa trên khoa học chứ không phải của các cơ quan tình báo.”

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…