Xăng dầu vào tầm ngắm kiểm tra, giám sát thường xuyên

Bộ Công Thương khẳng định, thời gian tới sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị chức năng để tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh mặt hàng xăng dầu.
Xăng dầu vào tầm ngắm kiểm tra, giám sát thường xuyên

Bộ Công Thương cũng thường xuyên phối hợp với những cơ quan chức năng như Bộ Công an, Hải quan, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Cảnh sát biển trong công tác phối hợp liên ngành để thực hiện tốt trong công tác phòng, chống gian lận thương mại cũng như giám sát các hoạt động kinh doanh của các thương nhân kinh doanh dầu.

“Bộ phối hợp với cơ quan công an, quản lý thị trường đã thực hiện một số hoạt động liên quan đến kiểm tra chuyên ngành, như thường xuyên có đoàn kiểm tra giám sát, quan tâm đến hậu kiểm. Đoàn gần nhất được triển khai vào cuối năm 2020. Đến nay về cơ bản, sơ bộ đã kết thúc đợt 1, đã có những kết quả ban đầu. Chúng tôi sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền, cũng như lãnh đạo Bộ để xử lý nghiêm thương nhân kinh doanh xăng dầu vi phạm theo Nghị định 83 cũng như theo khuyến nghị của cơ quan chuyên ngành”, ông Trần Duy Đông cho hay.

Thời gian tới, Bộ Công Thương cho biết sẽ tiếp tục tăng cường, phối hợp với các đơn vị chức năng kiểm tra, giám sát hoặc động kinh doanh mặt hàng xăng, dầu. Bên cạnh đó, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cũng coi xăng, dầu là mặt hàng đặc biệt quan trọng cần kiểm tra, giám sát thường xuyên để xử lý triệt để những vụ việc buôn bán xăng, dầu giả, kém chất lượng.

Được biết, trong năm 2020, lực lượng quản lý thị trường đã tiến hành kiểm tra 4.550 vụ việc liên quan đến mặt hàng xăng dầu, xử lý 1.291 vụ với tổng số tiền xử phạt gần 14 tỷ đồng; tịch thu, tạm giữ gần 79.000 lít xăng dầu các loại với trị giá hàng hóa trên 1,5 tỷ đồng.

Lãnh đạo Tổng cục Thị trường cho biết, so với các mặt hàng khác, gian lận thương mại trong xăng dầu rất lớn, ngày nào cũng có vi phạm, trung bình khoảng 1,5 vụ/ngày. Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu phổ biến như: Vi phạm tác động vào cấu trúc kỹ thuật của phương tiện đo làm thay đổi tình trạng kỹ thuật và đặc tính đo lường của phương tiện đo để làm sai lệch kết quả đo (điều chỉnh sai số của phương tiện đo vượt quá giới hạn sai số cho phép); không niêm phong kẹp chì nắp bồn xe chứa xăng dầu. Bán xăng dầu có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; bán xăng dầu nhập lậu; không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...