Xe Grab cũng sẽ phải gắn phù hiệu, đeo mào như taxi truyền thống

Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86/2014 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đề xuất: “Không còn khái niệm xe taxi điện tử”.
Xe Grab cũng sẽ phải gắn phù hiệu, đeo mào như taxi truyền thống

Bộ GTVT vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86/2014 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Theo đó, có tới 18 điều khoản trong dự thảo Nghị định trình Chính phủ vào tháng 7/2018 đã được bỏ hoặc chỉnh sửa.

Đáng chú ý, trong Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86/2014 chỉ rõ, về nội dung quản lý xe sử dụng hợp đồng điện tử, tiêu biểu là Grab, Bộ GTVT đề xuất không còn khái niệm xe taxi điện tử.

Lý giải về điều này, Bộ GTVT cho rằng, xe dưới 9 chỗ kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng điện tử sử dụng hợp đồng vận tải điện tử so với hoạt động của taxi có nhiều điểm tương đồng và cần có quy định chung để quản lý như nhau nhằm đảm bảo công bằng, công khai minh bạch và chịu quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh như nhau.

Về phương diện quản lý, Bộ GTVT đồng thuận với phương án xe chở khách dưới 9 chỗ có ứng dụng phần mềm tiêu biểu như Grab sẽ được quản lý như xe taxi.

"Cụ thể, toàn bộ các xe đang kết nối phần mềm điện tử như Grab sẽ phải gắn phù hiệu “xe TAXI”; niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe. Đặc biệt, phải gắn hộp đèn trên nóc như taxi truyền thống. Các xe Grab cũng phải chịu các ràng buộc về niên hạn như taxi; tiêu chuẩn lái xe; kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã và phải niêm yết giá như taxi.

Trước đó, tại Báo cáo của tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/8/2018 có nêu nội dung: “Đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu, làm rõ thêm về bản chất của các loại hình vận tải ứng dụng phần mềm Grab, Uber”.

Thực tế cho thấy, Grab, Uber đã thực hiện và tham gia thực hiện một số công đoạn như điều hành phương tiện, lái xe, quyết định giá cước vận tải, sử dụng các loại xe dưới 9 chỗ, cách tính cước cũng dựa vào Km…

"Như vậy, phải xác định đây là đơn vị kinh doanh vận tải theo quy định tại Khoản 4 Điều 16 của dự thảo Nghị định. Do đó, phải tuân thủ các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô", tổ công tác của Thủ tướng nêu rõ.

Phân tích rõ hơn, Tổ công tác cho rằng, sự khác nhau hiện nay giữa loại hình Grab, Uber và taxi truyền thống là: Grab, Uber đã ứng dụng phần mềm điều hành thay thế phương pháp điều hành truyền thống (như sử dụng bộ đàm, điện thoại), đổi mới công tác quản lý, quản trị. Do đó, giá cước của loại hình này giảm hơn so với taxi truyền thống.

“Nhưng đây là hiệu quả kinh doanh làm tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, chứ không phải vì như vậy mà gọi là loại hình “hợp đồng điện tử” để không chịu sự quản lý như một loại hình vận tải taxi”, văn bản nêu rõ.

Tổ công tác còn lưu ý Bộ GTVT về việc: “Nếu không định nghĩa đúng về bản chất, cụ thể, rõ ràng về từng loại hình vận tải như dự thảo, sẽ tạo lỗ hổng về pháp luật, dẫn đến việc ban hành quy định không bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả và sẽ không có giải pháp, chế tài để quản lý đúng, phù hợp với từng loại hình. Đặc biệt, sẽ dẫn đến sự bất bình đẳng, cạnh tranh không lành mạnh”.

Có thể bạn quan tâm

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA mong muốn các doanh nghiệp không chỉ phát huy bản lĩnh, tinh thần vượt khó của “những người lính thời bình”, nắm bắt công nghệ mới, không ngừng học hỏi để giúp phát triển doanh nghiệp bền vững, mà còn xây dựng thành công văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp...