Xử lý nguồn lực hậu Covid - 19 thế nào?

Với tinh thần "chống dịch như chống giặc", cả nước đã dồn lực để đối phó với dịch Covid - 19. Tuy nhiên, khi dịch lắng xuống, nguồn lực dư thừa không rõ sẽ được xử lý thế nào...

Nghị trường Quốc hội ngày 29/5 chủ yếu xoay quanh các nội dung về xử lý nguồn lực hậu Covid - 19, bao gồm cả nguồn lực về vật chất và con người. Các đại biểu đã tranh luận về những trường hợp có thể nói là hiếm có, khi đang từ "anh hùng" hóa "tội đồ"...

nguồn lực hậu covid

Đánh giá đúng nguồn lực phòng, chống dịch

Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội cho biết, để phòng chống dịch, tổng số tiền đã được huy động để trực tiếp phục vụ công tác phòng, chống dịch và thực hiện các chính sách an sinh xã hội là khoảng 230.000 tỷ đồng. Trên 11,.600 tỷ đồng đã được huy động vào Quỹ vaccine phòng COVID-19. Tiếp nhận khoảng 259,3 triệu liều vaccine phòng COVID-19.

Nguồn lực trên được sử dụng cho các hoạt động hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng dịch COVID-19; thực hiện chế độ, chính sách cho lực lượng tuyến đầu và các lực lượng khác tham gia chống dịch; mua vaccine phòng COVID-19; hỗ trợ nghiên cứu, thử nghiệm vaccine phòng COVID-19; mua sắm kit xét nghiệm; mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc, sinh phẩm; chi trả khám, cấp cứu, điều trị bệnh nhân COVID-19; sàng lọc, thu dung, cách ly y tế; hổ trợ xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp cơ sở điều trị COVID-19, cơ sở cách ly, bệnh viện dã chiến... 

Tuy nhiên, hiện nay, theo đại biểu Nguyễn Lân Hiếu - Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội, đã đến lúc Việt Nam tuyên bố hết dịch do đảm bảo các yêu cầu về khống chế dịch.

Điều này đặt ra câu hỏi xử lý nguồn lực còn lại của các quỹ phòng chống dịch như thế nào.

Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi - Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre đặt vấn đề: Ví dụ ở địa phương trong quá trình phòng, chống dịch, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chính phủ có nhiều văn bản hướng dẫn việc sử dụng nguồn kinh phí vận động, trong đó có cho phép đối với các tỉnh có dịch bệnh phức tạp thì ưu tiên kinh phí vận động cho công tác phòng, chống dịch tại địa phương chỉ ngoại trừ nguồn ủng hộ có ghi rõ mua vaccine và sau đó sẽ nộp số tiền còn lại về cho Quỹ vaccine phòng, chống dịch COVID- 19 của Trung ương và thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã sử dụng nguồn kinh phí vận động này để ưu tiên cho công tác phòng, chống dịch tại địa phương và từng nội dung sử dụng. Phân bổ kinh phí phòng, chống dịch đều có báo cáo xin ý kiến và trình cho Thường trực Tỉnh ủy để phê duyệt.

Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi - Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre
Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi

Tuy nhiên, qua kết luận của Kiểm toán Nhà nước năm vừa rồi, căn cứ theo hướng dẫn của Chính phủ, Kiểm toán cũng đã yêu cầu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phải nộp về Quỹ vaccine phòng, chống dịch COVID -19 Trung ương toàn bộ số tiền theo mức 80% tổng số tiền vận động cho công tác phòng, chống dịch. 

Trong khi nguồn kinh phí vận động này của tỉnh đã chi cho công tác phòng, chống dịch hiện chỉ còn ít cũng không thể nộp đủ theo đề nghị của Kiểm toán nhà nước. Đại biểu cho rằng, nhiều tỉnh khác cũng rơi vào tình trạng tương tự, gặp khó khăn trong vấn đề này. Do vậy, đề nghị Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có tổng hợp tình hình chung của các địa phương để phối hợp cùng với Chính phủ có biện pháp tháo gỡ khó khăn này.

Đại biểu Dương Văn Phước đoàn Quảng Nam góp ý, nguồn lực chi cho công tác phòng chống dịch vừa qua chủ yếu mới được thống kê từ nguồn ngân sách nhà nước. Trong khi đó, nguồn huy động từ Nhân dân, từ xã hội chưa được thống kê đầy đủ. Đóng góp của Nhân dân trong công tác phòng chống dịch COVID- 19 là vô cùng to lớn, không thể cân đong, đo đếm được.

Cùng quan điểm, đại biểu Trần Văn Khải - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam cũng cho rằng báo cáo của Đoàn giám sát mới chỉ đánh giá về nguồn ngân sách nhà nước, chưa có có đánh giá về việc thanh quyết toán kinh phí huy động từ nguồn lực ngoài ngân sách.

nguồn lực hậu covid
Đại biểu Tráng A Dương

Về phương hướng xử lý, đại biểu Tráng A Dương - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang nêu quan điểm cần hướng dẫn việc xác lập sở hữu toàn dân đối với những tài sản tài trợ trong phòng, chống dịch COVID. Theo đó, đại biểu đề nghị giao Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Y tế khẩn trương hướng dẫn ngay việc xác lập sở hữu toàn dân đối với những tài sản tài trợ trong phòng, chống dịch COVID để quản lý, sở hữu, sử dụng, nhất là đối với các cơ sở y tế, xác định tính giá dịch vụ và thanh toán bảo hiểm y tế. 

Đại biểu Đặng Bích Ngọc - Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình cho rằng, việc công khai kết quả sử dụng quyết toán các khoản chi tiêu là quan trọng, đảm bảo thực hiện tốt các quy định của pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch, tạo niềm tin cho nhân dân, doanh nghiệp trong sử dụng đúng mục đích, hiệu quả nguồn lực huy động. Đại biểu đề nghị bổ sung thêm một khoản trong Nghị quyết của Quốc hội, đề nghị Chính phủ thực hiện quyết toán riêng toàn bộ số tiền huy động và sử dụng để phòng, chống dịch, gồm cả nguồn ngân sách nhà nước và nguồn ngoài ngân sách, báo cáo Quốc hội khi quyết toán ngân sách nhà nước niên độ 2022.

Làm rõ nội dung, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, đề nghị Mặt trận Tổ quốc đề nghị là Mặt trận Tổ quốc cấp dưới nộp về Mặt trận Tổ quốc cấp trên để nộp vào ngân sách hoặc nộp vào Quỹ vaccine là nội lại khoản tiền mà doanh nghiệp và người dân hỗ trợ để mua vaccine. Người dân hỗ trợ để mua vaccine thì ngân sách Trung ương đã bỏ tiền ra mua trước và chi từ Quỹ vaccine. Vì vậy, mục đích mà mua vaccine thì phải chuyển trở lại. Các nguồn lực chống dịch khác được để lại địa phương và thực hiện chống dịch và đưa vào sử dụng hiện đại hóa thiết bị y tế.

Về Quỹ Vaccine hiện nay thu được 10.791 tỷ đồng, trong đó chi ra mua vaccine là 7.672 tỷ đồng, hiện nay còn dư là 3.118,9 tỷ đồng, tổng số là 693.476 lượt ủng hộ. 

Đảm bảo tính công bằng cho các lực lượng tuyến đầu chống dịch

Về mặt con người, báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội nêu rõ, đã có hàng triệu tình nguyện viên, đặc biệt là đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang trực tiếp tham gia tuyến đầu chống dịch...

Đại biểu Hoàng Ngọc Định - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang cho rằng, cần vinh danh khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống dịch để có chế độ chính sách cho lực lượng tham gia chống dịch... Đồng thời có chế độ cho cho lực lượng gián tiếp cùng tham gia phòng, chống dịch như bổ sung chính sách và tăng mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với đội ngũ lái xe, hành chính, kế toán và các cán bộ khác trong hệ thống y tế dự phòng.

Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Anh Trí - Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội cũng cho rằng các cơ quan chức năng nhanh chóng thanh quyết toán kinh phí phòng, chống dịch cho các lực lượng, các địa phương, các đơn vị; làm tốt hơn nữa công tác biểu dương, khen thưởng cho các đơn vị, cá nhân tham gia phòng chống dịch.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí cũng cho rằng cần cần xử lý thật nghiêm khắc các đối tượng tham ô, tham nhũng, trục lợi từ dịch bệnh. Nnhưng cũng cần xem xét thật có lý, có tình thật công bằng với những ai nhưng không phải vụ lợi mà vì để kịp thời chống dịch nhằm lợi ích của cộng đồng theo đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng, của Quốc hội.

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận còn nêu ra những trường hợp oái oăm về nguồn lực sau dịch: để chống dịch, đội ngũ y, bác sĩ đã cố gắng hết sức để có trang thiết bị cứu sống người bệnh, tuy nhiên, sau dịch, nhiệm vụ chiếm nhiều thời gian và tâm trí của nhiều y, bác sĩ lại là chuẩn bị các nội dung giải trình, làm rõ việc huy động nguồn lực, hoàn trả trang thiết bị cho các doanh nghiệp, tổ chức.

nguồn lực hậu covid
Đại biểu Nguyễn Hữu Thông

"Bên cạnh đó, một nỗi lo, đau đáu khác đó là làm sao trả nợ cho các doanh nghiệp những vật tư y tế, thuốc men trong tình huống cấp thiết đã mượn trước để chữa trị cho bệnh nhân. Bây giờ các doanh nghiệp liên tục đòi nợ nhưng không có cơ sở để hoàn trả…", Đại biểu nói.

Đại biểu Dương Văn Phước - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam cũng cho rằng, chế độ chính sách cho đối tượng tham gia phòng chống dịch chưa tương xứng, chưa bao quát hết các đối tượng. Việc hỗ trợ người lao động nhất là lao động tự do chịu sự ảnh hưởng của đại dịch chưa kịp thời. Vẫn còn nhiều đối tượng chưa được thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Tình hình thiếu thuốc, trang thiết bị vật tư y tế hóa chất xảy ra phổ biến ở các bệnh viện và hầu hết ở các địa phương đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm….

Đại biểu Đỗ Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cũng đề nghị cần báo cáo Ủy ban Thường vụ trước khi thực hiện để giải quyết dứt điểm việc thanh toán chế độ cho người tham gia phòng, chống dịch, mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế thực hiện dưới các hình thức tạm ứng, vay mượn, huy động, tiếp nhận tài trợ theo quy định của Nghị quyết 80 của Quốc hội.

Đại biểu Trần Văn Sáu - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp còn nêu ra những thực tế: có những quyết định cần thiết nhưng không hợp lệ để chống dịch. nay những việc không hợp lý, không hợp pháp đang được xử lý như thế nào? Bên cạnh đó, sau khi chống dịch thành công, tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm toán cho thấy có quá nhiều điều hợp lý trong thời điểm chống dịch nhưng không hợp lý, không hợp pháp trong thời điểm hiện nay, việc ứng xử vấn đề này như thế nào?

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…