Hà Nội thông qua phương án sắp xếp còn 126 xã, phường

Theo nghị quyết, sau khi sắp xếp, Hà Nội sẽ còn 126 xã, phường, giảm 400 xã, phường so với hiện nay...

Toàn cảnh phiên họp
Toàn cảnh phiên họp

Sáng 29/4, với 100% đại biểu có mặt tán thành tại Kỳ họp thứ 22, Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về việc tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo nghị quyết, sau khi sắp xếp, Hà Nội sẽ còn 126 xã, phường, giảm 400 xã, phường so với hiện nay.

Theo báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội, quá trình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tại Hà Nội đã tuân thủ trình tự, thủ tục theo quy định. Theo đó, Ban Pháp chế thống nhất cao với nội dung phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tại Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố trình.

Về kết quả lấy ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình về tên gọi, số lượng xã phường tại Hà Nội, Ban này cho biết Ủy ban nhân dân thành phố đã hướng dẫn các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn thực hiện đúng các quy định về thực hiện lấy ý kiến cử tri theo hướng dẫn.

Qua lấy ý kiến người dân, phương án sắp xếp trên của Ủy ban nhân dân thành phố trình Hà Nội đạt hơn 2 triệu số phiếu đồng ý, tỉ lệ 97,36%. Ý kiến cử tri hộ gia đình về tên gọi dự kiến đơn vị sau sắp xếp đạt gần 2 triệu phiếu đồng ý, tỉ lệ 96,28%; có 38 xã đạt tỉ lệ 100%.

Tuy nhiên vẫn còn 2,41% số cử tri đại diện hộ gia đình không đồng ý với phương án về tên gọi của đơn vị hành chính sau sáp nhập (đơn vị có tỉ lệ cử tri đồng ý thấp nhất về tên gọi: huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Thanh Trì đạt từ 82% đến dưới 93%).

Theo đề án sắp xếp, trong 126 đơn vị hành chính mới có 30 xã, phường mới mang tên các quận, huyện, thị xã hiện tại, gồm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Hà Đông, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân, Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hòa, Sơn Tây.

Ngoài ra, cũng có nhiều đơn vị hành chính được đặt tên mới, là: Hồng Hà, Từ Liêm, Nội Bài, Quảng Oai, Cẩm Đà, Ô Diên, Thọ Lão, Thư Lâm, Phúc Thịnh, Thiên Lộc, Vĩnh Thanh, Thuận An, Ứng Thiên, Hòa Xá, Dương Hòa, Thượng Phúc, Nam Phù, Đại Thanh, Phúc Sơn, Phúc Lộc, Kiều Phú, Đa Phúc, Kim Anh, Tùng Thiện, Đoài Phương, Tây Phương, Hòa Lạc, Yên Xuân…

Về diện tích, sau sắp xếp thì Cửa Nam là đơn vị hành chính mới có diện tích nhỏ nhất là 1,65 km2; được lấy từ toàn bộ diện tích tự nhiên các phường: Trần Hưng Đạo, Hàng Bài, Phan Chu Trinh (quận Hoàn Kiếm) và một phần diện tích các phường: Cửa Nam, Hàng Bông, Hàng Trống, Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm); Phạm Đình Hổ, Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng). Cửa Nam có dân số là 65.667 người.

Ba Vì là đơn vị mới có diện tích lớn nhất là 81,29 km2, được lấy từ toàn bộ diện tích các xã: Ba Vì, Khánh Thượng và một phần diện tích xã Minh Quang (huyện Ba Vì). Sau sắp xếp, Ba Vì có quy mô dân số gần 40.000 người.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự đoán và đặc biệt là sự căng thẳng thuế quan làm gián đoạn chuỗi cung ứng đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu…

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Chủ trì Chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 5/7, Chủ tịch VACOD-HBA TS Nguyễn Hồng Sơn thông báo kế hoạch tổ chức Hội nghị, hội thảo tập trung xem xét các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, tiếp cận nguồn lực từ “bộ tứ chiến lược” của Trung ương, dự kiến diễn ra vào tháng 9/2025…

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2025 tăng 0,48% so với tháng trước

CPI 6 tháng đầu năm tăng 3,27%

Số liệu mới nhất từ Cục Thống kê cho biết, bình quân 6 tháng đầu năm 2025, CPI tăng 3,27% so với cùng kỳ năm trước...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương" tại TP.HCM

Tổng Bí thư Tô Lâm: Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận đổi mới

Tổng Bí thư nhấn mạnh, quyết định "sắp xếp lại giang sơn" là bước đi lịch sử có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước, hoàn thiện thể chế và tổ chức của hệ thống chính trị đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả...