Xu thế chứng khoán ngày 2/8: Có thể tiếp tục điều chỉnh vào đầu phiên

Phiên điều chỉnh hôm nay không ảnh hưởng tới xu hướng tích cực của thị trường, mục tiêu của VN-Index trong trung hạn vẫn được duy trì quanh mốc 1.300 điểm, hỗ trợ gần của chỉ số là quanh vùng 1.200 điểm…

Xu thế chứng khoán ngày 2/8: Có thể tiếp tục điều chỉnh vào đầu phiên

Chứng khoán ngày 1/8 tiếp tục xu hướng tích cực cuối tháng 7, VN-Index trong phiên giao dịch đầu tháng 8/2023 tiếp tục tăng giá mạnh trong đầu phiên lên vùng kháng cự mạnh quanh 1.230 điểm với tình trạng quá mua ngắn hạn mạnh, thể hiện qua chỉ số RSI(14) lên mức 90. Sau đó áp lực bán ngắn hạn gia tăng dần vào đầu phiên chiều với khối lượng gia tăng mạnh hơn.

Kết phiên VN-Index đảo chiều giảm 5,34 điểm (-0,44%) về mức 1.217,56 điểm. HNX-Index giảm 0,20 điểm (-0,08%) về mức 239,35 điểm. Độ rộng trên hai sàn niêm yết nghiêng về tiêu cực với áp lực bán ngắn hạn gia tăng mạnh khi có tổng cộng 435 mã giảm giá (9 mã giảm sàn), 228 mã tăng giá (16 mã tăng trần) và 106 mã giữ giá tham chiếu.

Thanh khoản trên hai sàn niêm yết trong phiên đạt 29.018,7 tỷ đồng, tiếp tục gia tăng mạnh đột biến, tăng 11,58% so với phiên trước. Thể hiện áp lực bán mạnh với rủi ro có thể phân phối ngắn hạn ở nhiều mã. Nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại bán ròng trên HOSE với giá trị 279.20 tỷ đồng; bán ròng trên HNX với giá trị 56.44 tỷ đồng.

Thị trường đón nhận những thông tin quan trọng về chỉ số PMI, với hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã suy giảm trong tháng 7 khi chỉ số PMI Caixin đã giảm từ 50,5 điểm trong tháng 6 xuống còn 49,2 điểm trong tháng 7. Chỉ số PMI của Đài Loan (Trung Quốc) giảm xuống 44,1 điểm (thấp nhất 8 tháng), trong khi của Nhật Bản cũng giảm xuống còn 49,6 điểm. Tại Hàn Quốc, ở mức 49,4 điểm, chỉ số PMI chỉ giảm nhẹ nhưng vẫn xuống dưới ngưỡng 50 điểm.

Trong khi đó, chỉ số PMI của ngành sản xuất Việt Nam đã tăng lên 48,7 điểm trong tháng 7, so với mức 46,2 điểm của tháng 6. Dù đây là tháng thứ 5 liên tiếp chỉ số PMI của Việt Nam dưới ngưỡng 50 điểm nhưng đã có những dấu hiệu cho thấy hoạt động sản xuất của Việt Nam đang có xu hướng ổn định trở lại.

Thị trường tăng điểm trong phiên sáng nhờ những ảnh hưởng tích cực của nhóm cổ phiếu VN30, ngân hàng trong đó VIC (+6,90%), BID (+2,12%), CTG (+1,33%), HDB (+1,15%), TBP (+0,27%).. vẫn duy trì tăng giá đến cuối phiên, trong khi các mã khác trong nhóm VN30 chịu áp lực điều chỉnh cuối phiên.

Các mã nhóm bất động sản là nhóm chịu áp lực bán mạnh nhất trong thị trường, với thanh khoản gia tăng mạnh như NVL (-5,57%), TDC (-5,48%), TDH (-5,22%), DXG (-5,00%), NLG (-4,75%).... ngoài các mã vẫn tăng giá tốt như VIC (+6,90%), SJS (+4,05%).

Trong khi đó nhóm mã bất động sản khu công nghiệp, cao su nhiều mã lại có diễn biến tích cực, với thanh khoản gia tăng khá đột biến như IDC (+5,75%), VGC (+2,53%), DPR (+2,28%), PHR (+0,57%)... ngoài ra đa số chịu áp lực điều chỉnh với DTD (-3,90%), ITA (-2,90%), KBC (-2,88%), BCM (-2,47%)...

Các cổ phiếu nhóm hóa chất cũng có diễn biến khá tích cực với DGC (+3,33%), CSV (+0,39%).... trong khi nhóm cổ phiếu đầu tư công, xây dựng có diễn biến rất phân hóa liên quan đến đấu thầu xây dựng sân bay Long Thành với VCG (+6,99%), PHC (+6,91%) tăng mạnh, trái ngược với CTD (-6,95%), HBC (-5,61%)..

Ảnh chụp Màn hình 2023-08-01 lúc 19.08.35.png
Chỉ số VN-Index trong thời gian qua

Mở ra cơ hội cho nhà đầu tư lướt sóng

Chứng khoán SHS

Sau phiên bùng nổ đầu tuần, phiên hôm nay thị trường đã có phiên điều chỉnh mặc dù đà tăng điểm vẫn được duy trì trong phần lớn thời gian giao dịch. Phiên điều chỉnh hôm nay không bất ngờ bởi chuỗi tăng điểm của thị trường đã kéo dài và nhu cầu điều chỉnh ngắn hạn đang tăng lên. Chốt phiên VN-Index giảm -5,34 điểm (-0,44%) và đóng cửa ở 1.217,56 điểm.

Hiện VN-Index đang vận động trong xu hướng uptrend, các phiên rung lắc điều chỉnh có thể xảy ra bất thường và phiên hôm nay là 1 phiên như vậy, có thể thị trường còn có các phiên điều chỉnh tiếp theo và nhịp điều chỉnh là cần thiết để củng cố xu hướng uptrend trung hạn.

Xu hướng uptrend của thị trường đã hình thành và được xác nhận rõ nét, vận động của thị trường trong uptrend được hình thành bởi các nhịp tăng và điều chỉnh ngắn hạn liên tiếp, động lực tăng của thị trường sẽ còn kéo dài để VN-Index hướng tới khu vực 1.300 điểm trong đó các nhịp tăng - điều chỉnh sẽ còn diễn ra. Xét dưới góc nhìn ngắn hạn rất có thể thị trường sẽ tiếp tục điều chỉnh và mở ra các cơ hội giải ngân cho nhà đầu tư lướt sóng.

PMI tháng 7 của Việt Nam mới được công bố ghi nhận 48,7 điểm, nằm dưới mốc 50 điểm tháng thứ 5 liên tiếp dù đã có cải thiện so với mức 46,2 điểm trong tháng 6, qua đó cho thấy hoạt động sản xuất vẫn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên điểm tích cực hiện tại là không có các yếu tố bất lợi phát sinh giúp cho tâm lý nhà đầu tư ổn định và cũng có thể hỗ trợ thị trường do vận động của thị trường luôn đi trước diễn biến thực sự của nền kinh tế.

Trong ngắn hạn thị trường đang phát ra tín hiệu điều chỉnh và nếu điều chỉnh xảy ra thì đó là biến động tốt. Các nhà đầu tư ngắn hạn tiếp tục kiên nhẫn chờ đợi nhịp điều chỉnh trước khi quyết định giải ngân bởi xu hướng trung hạn vẫn tích cực.

Nhà đầu tư trung, dài hạn tiếp tục duy trì danh mục hiện tại sau khi đã cơ cấu tốt. Trường hợp muốn gia tăng tỷ trọng nhà đầu tư có thể tận dụng mua vào dần ở các nhịp điều chỉnh, mục tiêu giải ngân đầu tư trung, dài hạn nên hướng tới các nhóm cổ phiếu đầu ngành, các cổ phiếu đang tích lũy và không bị điều chỉnh sâu, có kỳ vọng kết quả kinh doanh tiếp tục tăng trưởng trong năm nay.

Giao dịch cân bằng, bán hạ tỷ trọng

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSC)

Sau nhịp mở gap đầu phiên, VN-Index dần suy yếu và đánh mất toàn bộ thành quả tăng điểm về cuối phiên.

Lực bán chủ động áp đảo bên mua, cùng với thanh khoản gia tăng khiến cho thị trường chịu áp lực điều chỉnh mạnh, bất chấp những nỗ lực giữ chỉ số của các cổ phiếu vốn hóa lớn. Mặc vậy, ngưỡng hỗ trợ 1215 và sâu hơn ở 1195 được kỳ vọng sẽ đóng vai trò điểm đỡ đáng chú ý cho VN-Index.

Nhà đầu tư được khuyến nghị giao dịch cân bằng, bán hạ tỷ trọng tại các nhịp vượt đỉnh và chỉ mở mua trở lại khi chỉ số về quanh ngưỡng hỗ trợ.

Không cần thiết bán tháo tại các nhịp giảm mạnh

Chứng khoán Yuanta

Thị trường có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh vào đầu phiên và chỉ số VN-Index có thể sẽ kiểm định lại vùng hỗ trợ 1.207,5 điểm. Đồng thời, chỉ số VNMidcaps và VNSmallcaps có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn, đặc biệt rủi ro ngắn hạn trên nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ có dấu hiệu gia tăng cho nên áp lực điều chỉnh ở nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ có thể sẽ còn cao trong những phiên giao dịch tới. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn giảm cho nên các nhà đầu tư cũng tỏ ra thận trọng với diễn biến thị trường hiện tại.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục và cơ cấu lại danh mục ngắn hạn, nhưng các nhà đầu tư không cần thiết bán tháo tại các nhịp giảm mạnh do thị trường có thể cũng nhanh chóng kết thúc nhịp điều chỉnh.

Có thể giảm điểm mạnh

Chứng khoán Vietcombank (VBSC)

Về góc nhìn kỹ thuật, VN-Index kết phiên tạo mẫu hình nến Bearish Engulfing báo hiệu xác suất điều chỉnh của thị trường đã tăng lên. Xét về khung đồ thị giờ, áp lực bán bất ngờ về cuối phiên đã khiến cho 2 chỉ báo quan trọng là RSI và MACD tạo đỉnh và hướng xuống cho thấy rủi ro ngắn hạn đang tiềm ẩn. Với diễn biến hiện tại, VN-Index có thể sẽ co giật, rung lắc trong phiên và xác suất giảm điểm mạnh, bất ngờ là cần được tính đến

Diễn biến rung lắc còn diễn ra

Chứng khoán BIDV (BSC)

Thị trường tăng điểm ngay khi vừa mở cửa, tuy nhiên áp lực bán tại vùng giá cao khiến VN-Index giằng co trước khi lui xuống đóng cửa tại mốc 1.217,56 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tiêu cực với 3/18 ngành tăng điểm, ngành ngân hàng, bất động sản, du lịch và giải trí có phiên giao dịch tích cực trái ngược với thị trường chung.

Về giao dịch của khối ngoại, hôm nay khối này bán ròng trên cả hai sàn HSX và HNX. Áp lực chốt lãi diễn ra đẩy thanh khoản đẩy lên cao. Diễn biến rung lắc còn diễn ra trong phiên ngày mai. Hoạt động bắt đáy vùng giá thấp sẽ phản ánh sức bền của dòng tiền cũng như mức độ giảm điểm trong ngắn hạn.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được Thuonggia trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chứng khoán Mỹ phục hồi sau dữ liệu lạm phát

Chứng khoán Mỹ phục hồi sau dữ liệu lạm phát

Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm vào thứ Sáu khi báo cáo lạm phát mới và bình luận từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã làm dịu bớt lo ngại về tình hình tăng lãi suất vào năm sau…

Giá xăng đồng loạt bật tăng mạnh

Giá xăng đồng loạt bật tăng mạnh

Giá xăng, dầu đồng loạt tăng trở lại trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính, gây không ít bất ngờ cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp...