Yêu cầu các tổ chức tín dụng tham gia chương trình bình ổn thị trường

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản yêu cầu tăng cường các giải pháp thực hiện ổn định thị trường tiền tệ, hoạt động ngân hàng và phục hồi kinh tế.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh yêu cầu các tổ chức tín dụng trên địa bàn tham gia tích cực vào chương trình bình ổn thị trường của thành phố. Với các ngân hàng đã và đang tham gia chương trình bình ổn, cần tiếp tục cho vay, giữ ổn định lãi suất và xem xét giảm lãi suất cho doanh nghiệp nhằm để chương trình này phát huy hiệu quả giữ ổn định giá cả các mặt hàng thiết yếu. Việc giữ ổn định giá các mặt hàng thiết yếu trong bối cảnh áp lực lạm phát gia tăng là rất cần thiết.

Theo ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh, khi áp lực lạm phát gia tăng, việc các ngân hàng tham gia tích cực chương trình và giữ ổn định lãi suất cho vay hoặc chủ động xem xét giảm lãi vay càng góp phần thiết thực trong việc bình ổn thị trường trên địa bàn.

Chương trình bình ổn thị trường của TP Hồ Chí Minh được triển khai thực hiện nhằm ổn định giá cả một số mặt hàng thiết yếu như lương thực thực phẩm; một số sản phẩm lĩnh vực y tế giáo dục… Trong số đó, ngành ngân hàng thành phố giữ vai trò trong việc tạo điều kiện và hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh hàng bình ổn thị trường giảm giá thành, chi phí sản xuất nhờ tiết giảm chi phí lãi suất nhờ lãi vay tương đối thấp.

Tính đến cuối tháng 2/2022, tổng dư nợ cho vay chương trình bình ổn đạt trên 2.100 tỷ đồng. Doanh số cho vay lũy kế đạt gần 6.000 tỷ đồng cho 35 doanh nghiệp bình ổn thị trường, với lãi suất thấp hơn so với mức lãi suất cho vay bình quân chung. Điều này đã hỗ trợ và mang lại hiệu quả thiết thực đối với doanh nghiệp, góp phần quan trọng trong việc bình ổn thị trường, ổn định giá cả và kìm giữ lạm phát trên địa bàn thành phố.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...