Cuộc đua "song mã" của những thương hiệu toàn cầu

Trong quá khứ cũng như hiện tại, giữa thương hiệu lớn trên thế giới luôn tồn tại những cuộc đua song mã gay cấn, luôn có người đứng đầu và kẻ bám đuổi khó chịu, tạo ra sự đố kị đến gay gắt nhưng cũng
Cuộc đua "song mã" của những thương hiệu toàn cầu

Xưa có Nokia và Motorola nay là Apple và Samsung

Trước kia khi điện thoại nút bấm và nắp gập còn thịnh hành, cuộc đua song mã thuộc về 2 hãng điện thoại đình đám là nokia và Motorola nhưng khi smartphone được ra ra mắt cuộc chiến này là của 2 cái tên Aplle và Samsung.

10 năm trước kể từ khi iPhone đặt nền móng cho smartphone hiện đại. Thiết bị biểu tượng của Apple vẫn là điện thoại cao cấp phổ biến nhất thế giới. iPhone độc chiếm thị trường smartphone cho đến khi Android sinh ra đối trọng, chính là Galaxy S của Samsung.

Với cấu hình đầu bảng, Galaxy S nhanh chóng trở thành di động nổi tiếng nhất của hãng điện tử Hàn Quốc, được chống lưng bởi chiến dịch tiếp thị hùng hậu. Samsung nhanh chóng nhận ra mọi người muốn màn hình lớn hơn và với chuyên môn trong lĩnh vực màn hình, họ đã tạo ra màn hình AMOLED, một trong các yếu tố thúc đẩy doanh số Galaxy S.

Aplle dẫn đầu qua nhiều năm Samsung luôn là kẻ bám đuổi khó chịu

Cuộc chiến gay gắt qua từng năm với nhiều dòng sản phẩm, 2010: iPhone 4 đấu Galaxy S, 2011: iPhone 4s đấu Galaxy S2, 2012: iPhone 5 đấu Galaxy S3, 2014: iPhone 6 đấu Samsung Galaxy S5, 2015: iPhone 6s đấu Samsung Galaxy S6, S6 Edge, năm nay 2018 sẽ là cuộc chiến của phiên bản nối tiếp của iPhone X đấu Galaxy S10.

Sự cạnh tranh giữa hai thương hiệu này còn tạo ra những tranh cãi không có hồi kết của người dùng.

Hiện tại, iPhone và Galaxy vẫn là những kình địch của làng di động. Trong khi những mẫu điện thoại khác xuất hiện rồi lụi tàn, iPhone và Galaxy vẫn sừng sững qua năm tháng, không mèo nào cắn mỉu nào.

Aplle và Samsung vẫn dẫn đầu trong cuộc chiến mảng điện thoại di động mặc cho hàng loạt các tên tuổi cũ mới liên tục nỗ lực bám đuổi. Hiện tại vẫn chưa một thương hiệu nào có thể đánh bại được sự thống trị của 2 gã khổng lồ này.

Gà rán có Lotteria và KFC

Trong thị trường gà rán Lotteria và KFC là 2 thương hiệu đình đám không chỉ ở trên thế giới mà ngay ở Việt Nam mọi người có thể dễ dàng nhận ra điều này. Tại các ngã tư lớn hay trung tâm thương mại, mua sắm của các thành phố lớn đều thấy xuất hiện hai thương hiệu này.

Trên các diễn đàn mạng xã hội hai thương hiệu đồ ăn nhanh là Kfc và Lotteria là nhận được nhiều phản hồi và bình luận nhất

Với KFC: Nhận được nhiều phản hồi tích cực về Thức ăn ngon, có nhiều chương trình khuyến mãi, như combo rẻ, tiện lợi. Nhiều phụ huynh chia sẻ rằng con của họ rất thích ăn và nhiều bạn trẻ nói rằng KFC là nơi thích hợp để tụ họp bạn bè.

Hai thương hiệu Lotteria và KFC luôn xuất hiện tại các địa điểm bắt mắt nhất

Còn LOTTERIA: Chương trình khuyến mãi, Quà tặng kèm phần ăn, Không gian, Dịch vụ giao hàng,… là những yếu tố khiến khách hàng cân nhắc chọn Lotteria. Bên cạnh đó, nhiều người cũng cân nhắc Đặt tiệc sinh nhật cho con mình tại đây.

Về cơ bản Menu của Lotteria và KFC là gần như giống nhau và mùi vị cũng gần tương đương nhưng khách hàng luôn có lý do để lựa chọn Lotteria hay là KFC. Chính vì thế, qua nhiều năm 2 cái tên này luôn tồn tại, cạnh tranh, phát triển song song nhau tại nhiều quốc gia trên thế giới.

BMV và Mercedes cùng nhau thống trị phân khúc cao cấp

Cuộc chiến trăm năm giữa BMW và Mercedes đã tạo lên sự thống trị lâu dài trong cuộc chiến phân khúc cao cấp trong thị trường ô tô toàn cầu.

Mercedes và BMW đều là những hãng xe danh giá đến từ Đức. Mercedes có lịch sử phát triển lâu đời hơn trong khi đó BMW cũng không ngừng vươn lên để trở thành đối trọng với đàn anh.

BMW và Mercedes đã có cuộc chiến hàng trăm năm 

"Trên thị trường toàn cầu, bắt kịp bộ ba Audi, BMW, Mercedes là điều không thể", Alain Uyttenhoven, người đứng đầu phân mảng xe sang Lexus của Toyota tại châu Âu, thừa nhận với giới truyền thông trong lần ra mắt NX tại triển lãm ôtô Paris, tháng 10/2014.

Giá trị thương hiệu song hành của 2 gã khổng lồ cùng chất lượng theo thời gian tạo nên bản sắc, thứ không thể áp đặt hoặc tạo dựng nhanh bằng tiền.

Amazone và Alibaba chia nửa “thế giới” mua sắm trên mạng

Hiện nay, cuộc chiến mua sắm online toàn cầu là cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa 2 gã khổng lồ của Mỹ và Trung Quốc là Amazone và Alibaba.

Hiện nay, Tập đoàn Alibaba đang ngày càng lấn sâu hơn vào cuộc chiến toàn cầu với đối thủ Amazon. Để giành lợi thế cạnh tranh, Alibaba đang củng cố vị thế dẫn đầu của mình ở Trung Quốc, cũng như đẩy mạnh sự phát triển ở Đông Nam Á, Ấn Độ và các thị trường mới nổi khác.

Amazone cũng không chịu kém cạnh bằng việc mở trung tâm phân phối đầu tiên tại Đông Nam Á tại đảo quốc này, vốn cũng là nơi đặt trụ sở công ty con Lazada của Alibaba.

Amazone VS Alibaba

Tại Trung Quốc, Alibaba đang tận dụng hầu bao dồi dào của mình để rót vốn vào các startup, nhằm củng cố vị thế thống trị trên thị trường công nghệ.

Trận chiến Amazon-Alibaba chắc chắc sẽ còn kéo dài, nhưng có một điều chắc chắn là cuộc đối đầu giữa 2 đối thủ ở 2 đầu Thái Bình Dương này sớm muộn sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với người tiêu dùng trên toàn thế giới.

Honda và Yamaha

Honda và Yamaha là hai thương hiệu xe máy hàng đầu Nhật Bản không còn xa lạ với mỗi người dân Việt Nam. Hai hãng xe này luôn là đối trọng của nhau trong từng phân khúc, từng thị trường. Nhưng trong đó 2 thương hiệu này cũng tạo lên màu sắc riêng khác biệt cơ bản để người tiêu dùng hướng tới về: Thiết kế, độ bền, hiệu năng…

Mẫu mã dòng yamaha luôn chiếm thế thượng phong đặc biệt thích hợp với giới trẻ ở kiểu dáng khoẻ khoắn, cá tính, thể thao, màu sắc, tem bắt mắt. Trong khi đó, Honda thực tế chỉ vài năm lại đây mới tạm gọi là chú tâm tới vấn đề này đặc biệt là dòng xe tay ga.

Nếu Honda là sự bền bỉ thì Yamaha là sự mạnh mẽ

Về tiêu tốn nhiên liệu thì dòng yamaha luôn thua honda về mức độ tiết kiệm nhiên liệu kể cả dòng xe số hay dòng tay ga, xe phân khối bé hay lớn.

Nhưng với cùng công suất xe yamaha cho cảm giác mạnh hơn, bốc hơn, nhưng tiêu tốn nhiên liệu hơn. nhưng túm lại nếu đi trong thành phố thì phân khối lớn chả giải quyết được nhiều lắm, bốc lắm tổ tốn xăng.

Khách hàng tùy vào tâm lý, túi tiền và cả quan điểm sẽ có lựa chọn cho riêng mình.

Cuộc cạnh tranh song hành giữa hai thương hiệu trong cùng một ngành nghề cùng một phân khúc vừa đối lập nhưng cũng vừa bổ sung cho nhau, khách hàng chứng kiến những cuộc rượt đuổi đầy thú vị vừa tránh sự độc quyền vừa tạo cho nhau động lực phát triển.

Có thể bạn quan tâm