Hà Nội: Siết chặt hoạt động kiểm tra PCCC dịp cuối năm

Mới đây UBND. TP Hà Nội đã yêu cầu lãnh đạo phường, xã, thị trấn có trách nhiệm hàng tuần trực tiếp kiểm tra địa bàn thực tế ít nhất 1 lần, có sổ sách theo dõi và báo cáo kết quả thực hiện.
Hà Nội: Siết chặt hoạt động kiểm tra PCCC dịp cuối năm

Cụ thể, Văn phòng UBND TP.Hà Nội vừa ban hành thông báo truyền đạt kết luận của Phó Chủ tịch Thường trực Nguyễn Văn Sửu tại hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Kế hoạch số 128/KH-UBND ngày 01/6/2017 về việc khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém, đổi mới nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy.

UBND TP. Hà Nội yêu cầu lãnh đạo các đơn vị tiếp tục chỉ đạo thực hiện giải quyết hiệu quả những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập đã chỉ ra theo phương châm 5 rõ: Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ hiệu quả, rõ tiến độ trên tinh thần quyết tâm thực hiện các giải pháp theo đúng tiến độ, lộ trình đề ra.

Bên cạnh đó phải kiên quyết xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về an toàn PCCC theo quy định của pháp luật; quy rõ trách nhiệm, lĩnh vực quản lý của cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị, cá nhân. Công an thành phố tiếp tục rà soát, chấn chỉnh hệ thống hạ tầng cơ sở phục vụ công tác PCCC và cứu hộ, cứu nạn.

UBND quận, huyện, thị xã phải có kế hoạch kiểm tra, rà soát; lãnh đạo UBND phường, xã, thị trấn có trách nhiệm hàng tuần trực tiếp kiểm tra địa bàn thực tế ít nhất 1 lần, có sổ sách theo dõi và báo cáo kết quả thực hiện. Địa bàn nào để xảy ra tình trạng cơ sở vi phạm đã được các cơ quan chức năng ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động mà vẫn lén lút hoạt động thì lãnh đạo UBND và Công an quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn nơi đó phải chịu trách nhiệm trước UBND TP.

UBND TP cũng yêu cầu lãnh đạo các đơn vị tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về PCCC đối với cơ sở trọng điểm về chính trị, an ninh, quốc phòng, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, nhà chung cư, cao tầng, cơ sở kinh doanh karaoke, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa, khu dân cư, nhà trọ (đặc biệt là các khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao); chủ động phát hiện nguy cơ phát sinh cháy, nổ, vi phạm quy định về PCCC.

Công an Thành phố tiếp tục rà soát, chấn chỉnh hệ thống hạ tầng cơ sở phục vụ công tác . UBND quận, huyện, thị xã có kế hoạch tổ chức rà soát, điều tra cơ bản hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn.

Kiểm tra, xử lý, giải tỏa các công trình, bục, bệ, barie,... cản trở công tác chữa cháy, cứu nạn cứu hộ; khảo sát và xây dựng các bến lấy nước, hố ga thu nước tại các ao, hồ, sông, suối có trữ lượng nước lớn.

Phối hợp với Sở Xây dựng rà soát, kiến nghị đề xuất sửa chữa, lắp đặt, bổ sung các trụ nước chữa cháy, bể nước dự trữ chữa cháy tại các khu dân cư, khu đô thị và trên các tuyến đường, phố. Rà soát các khu, cụm công nghiệp có quy mô, yêu cầu, đề xuất kiến nghị các đơn vị chủ quản thành lập Đội phòng cháy chữa cháy chuyên ngành theo đúng quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...