13 nhà đầu tư tham gia đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ của NCB

Việc tăng vốn là một yếu tố quan trọng giúp NCB bổ sung tiềm lực tài chính, đảm bảo hoạt động lành mạnh...

13 nhà đầu tư tham gia đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ của NCB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc dân (NCB - mã chứng khoán: NVB) vừa công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị thông qua Danh sách dự kiến các nhà đầu tư chuyên nghiệp tham gia đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ nhằm tăng vốn điều lệ thêm 6.200 tỷ đồng.

Theo đó, có 13 nhà đầu tư chuyên nghiệp đăng ký tham gia đợt chào bán này, gồm 12 nhà đầu tư cá nhân và 1 nhà đầu tư là Quỹ đầu tư. Trong số 13 nhà đầu tư đăng ký tham gia mua cổ phiếu lần này, có 7 nhà đầu tư là cổ đông hiện hữu của NCB.

HĐQT NCB cũng thông qua số lượng cổ phiếu dự kiến được phân phối cho từng nhà đầu tư. Nếu thực hiện chào bán thành công toàn bộ 620 triệu cổ phiếu đã đăng ký, NCB sẽ chính thức tăng vốn điều lệ lên hơn 11.800 tỷ đồng.

Trước đó, NCB đã được Ngân hàng Nhà nước và Đại hội đồng cổ đông thông qua việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ từ 5.602 tỷ đồng lên tối đa 11.802 tỷ đồng.

Theo phương án trình Ngân hàng Nhà nước và Đại hội đồng cổ đông, NCB sẽ phát hành và chào bán 620 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Số cổ phiếu này bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán.

Đại diện NCB cho biết, việc tăng vốn là một yếu tố quan trọng giúp NCB bổ sung tiềm lực tài chính, đảm bảo hoạt động lành mạnh, hiệu quả, đáp ứng các quy định pháp luật và các yêu cầu của cơ quan quản lý. Đồng thời, là nền tảng quan trọng để NCB triển khai những bước đi mang tính đột phá hướng tới mục tiêu chiến lược mới đã đề ra.

Dự kiến, toàn bộ số tiền thu được từ đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư sẽ được dùng bổ sung nguồn vốn hoạt động kinh doanh (5.300 tỷ đồng); công nghệ và chuyển đổi số (500 tỷ đồng); xây dựng nhận diện thương hiệu (200 tỷ đồng) và cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất (200 tỷ đồng).

Trong đợt chào bán lần này, có 2 lãnh đạo ngân hàng là bà Bùi Thị Thanh Hương, Chủ tịch và ông Dương Thế Bằng, Thành viên Hội đồng quản trị NCB cũng đăng ký tham gia góp vốn. Điều này thể hiện quyết tâm của lãnh đạo cấp cao NCB trong việc gắn bó lâu dài và cống hiến cho sự phát triển của ngân hàng trong vai trò cổ đông, bên cạnh vai trò quản lý được Hội đồng quản trị giao phó trước đó. Hiện tại, toàn bộ thành viên Hội đồng quản trị và Ban điều hành của ngân hàng NCB đều không sở hữu cổ phiếu NVB.

Việc các nhà đầu tư quan tâm, đăng ký mua toàn bộ số lượng cổ phiếu NVB được phép phát hành thêm của ngân hàng cho thấy sau 2 năm triển khai quyết liệt công tác tái cơ cấu toàn diện ngân hàng, NCB đang ngày càng tạo dựng được niềm tin trong giới đầu tư.

Trong năm 2022-2023, NCB đã kiện toàn bộ máy nhân sự cấp cao, nâng cao năng lực điều hành, cải tiến toàn diện sản phẩm và quy trình, tăng cường hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro, xử lý nợ xấu, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh và sẵn sàng nền tảng vững chắc cho những bước đi tiếp theo.

Cụ thể, năm 2023 ghi dấu mốc quan trọng khi NCB đã hợp tác và cùng đơn vị tư vấn chiến lược uy tín hàng đầu thế giới xây dựng Chiến lược phát triển NCB mới. Theo đó, NCB đã lựa chọn cho mình Chiến lược phát triển ngân hàng với tầm nhìn dài hạn và khát vọng trở thành ngân hàng cung cấp dịch vụ và giải pháp tài chính tốt nhất cho phân khúc khách hàng siêu giàu trong 10 năm tới.

Sang năm 2024, NCB đặt mục tiêu đạt 105.892 tỷ đồng tổng tài sản và quyết tâm tăng quy mô khách hàng đến cuối 2024 thêm 15%, đạt 1,15 triệu khách hàng.

Dự kiến cuối 2024, NCB sẽ cho ra mắt giải pháp quản lý gia sản hỗn hợp số đầu tiên mang tính vượt trội và chưa từng có tại thị trường Việt Nam. NCB cũng không ngừng hoàn thiện trải nghiệm số, hướng tới diện mạo mới của Mobile App với giao diện mới, các tính năng thực sự độc đáo lần đầu tiên có trên thị trường.

Việc hoàn thành tăng vốn điều lệ trong năm nay sẽ giúp NCB nâng cao sức mạnh tài chính, gia tăng năng lực cạnh tranh, tạo nền tảng quan trọng cho quá trình chuyển đổi toàn diện và bứt phá trong giai đoạn sắp tới.

Xem thêm

Lãi suất tiết kiệm ngân hàng NCB đi ngang trong tháng 4/2024

Lãi suất tiết kiệm ngân hàng NCB đi ngang trong tháng 4/2024

Bước sang tháng 4, lãi suất tiết kiệm ngân hàng NCB đang duy trì ở mức 3,2 – 5,4%/năm, đối với các kỳ hạn từ 1 – 60 tháng và nhận lãi cuối kỳ. Trong đó, mức lãi suất cao nhất 5,4%/năm được áp dụng cho các kỳ hạn từ 18 – 60 tháng...

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...