13,8 triệu cổ phiếu Cảng An Giang niêm yết HNX

Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có quyết định chấp thuận niêm yết cho 13,8 triệu cổ phiếu CAG của CTCP Cảng An Giang.
13,8 triệu cổ phiếu Cảng An Giang niêm yết HNX

Tiền thân là Cảng Mỹ Thới An Giang, doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trên lĩnh vực cảng biển, Cảng An Giang ngày càng phát triển, chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ năm 2011. Khi đó, công ty có vốn điều lệ 138 tỷ đồng, trong đó UBND tỉnh An Giang nắm 52,98% vốn và hiện do SCIC quản lý.

Hiện, Cảng An Giang đang quản lý cảng Mỹ Thới và cảng thủy nội địa Bình Long. Định hướng đến năm 2030, cảng Mỹ Thới thực hiện dự án mở rộng với quy mô 3,9 ha, đồng thời xây dựng mới cầu cảng tiếp nhận tàu 10.000 DWT.

Công ty kinh doanh chủ yếu gồm: cung cấp dịch vụ xếp dỡ và giao nhận hàng hóa tại cảng, dịch vụ bốc xếp và vận chuyển container bằng đường bộ, cho thuê kho bãi tại cảng và cung ứng tàu biển... cho các tàu cập cảng. Hàng hóa thông qua cảng gồm gạo, thủy sản, gỗ, clinker, xi măng túi sang mạn, phân bón...

Hoạt động kinh doanh năm 2016 có dấu hiệu sụt giảm, theo đó, doanh thu thuần chỉ đạt 82,2 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 12,3 tỷ đồng, giảm lần lượt 13% và 17% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu giảm do doanh thu dịch vụ bốc xếp hàng hóa và doanh số bán nhiên liệu dầu giảm. Công ty điều chỉnh giảm giá một số dịch vụ hỗ trợ khách hàng đảm bảo tính cạnh tranh với cảng lân cận.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần đạt hơn 36 tỷ đồng, lãi sau thuế chỉ đạt gần 2,4 tỷ đồng, giảm lần lượt 10% và 55% cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân trong 6 tháng, sự cạnh tranh trên địa bàn tăng mạnh và lượng tàu lưu thông qua cảng giảm.

Hiện, Cảng An Giang có hệ số ROA và ROE thấp nhất ngành, lần lượt đạt 6,92% và 7,44%. EPS cũng thấp nhất ngành, chỉ đạt 825 đồng.

Về chính sách cổ tức, năm 2016, Công ty thực hiện trả cổ tức 7% bằng tiền. Năm 2015, con số này là 8,5% bằng tiền.

Đến ngày 30/6, công ty không có nợ vay quá hạn phải trả và không có nợ bảo lãnh. Công ty cũng không có hàng tốn kho cầm cố, thế chấp để đảm bảo nợ phải trả. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu năm 2016 là 6,25%.

Trong cơ cấu cổ đông, công ty có 5 cổ đông lớn nắm trên 80% vốn điều lệ, gồm SCIC, Công ty TNHH MTV Hùng anh, CTCP VTT Tân Cảng, CTCP Gentraco và ông Cao Lương Tri.

>> MBB bất ngờ bứt phá, hai sàn tăng điểm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...