26 dự án lớn và nhiều ngân hàng, tập đoàn nằm trong diện kiểm toán năm 2023

Kiếm toán Nhà nước vừa gửi báo cáo đến Quốc hội dự kiến Kế hoạch kiểm toán năm 2023, gồm 139 nhiệm vụ, giảm 39 nhiệm vụ so với năm 2022. 26 dự án lớn, nhiều tập đoàn, ngân hàng vào "tầm ngắm" của Kiểm toán Nhà nước trong năm này.
26 dự án lớn và nhiều ngân hàng, tập đoàn nằm trong diện kiểm toán năm 2023

Theo kế hoạch dự kiến, trong lĩnh vực chuyên đề, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) dự kiến kiểm toán 25 chuyên đề trong năm 2023, trong đó một số chuyên đề, chủ đề kiểm toán có quy mô lớn, phạm vi rộng, các chuyên đề liên quan đến Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Nghị quyết số 01/NQ-CP nhằm đánh giá việc triển khai, thực hiện các chính sách của nhà nước trong phục hồi và phát triển kinh tế.

Lĩnh vực đầu tư xây dựng và chương trình, dự án dự kiến thực hiện 26 cuộc kiểm toán dự án đầu tư, trong đó có nhiều dự án lớn, được dư luận quan tâm như: Tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017- 2020; dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành - giai đoạn 1; các dự án giao thông trọng điểm kết nối liên vùng khu vực miền núi phía Bắc, khu vực Đồng bằng sông Hồng, khu vực miền Trung và Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; các dự án đường ven biển Việt Nam; các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu; các dự án xây dựng bệnh viện...

Lĩnh vực doanh nghiệp và tổ chức tài chính - ngân hàng, KTNN dự kiến thực hiện 16 cuộc kiểm toán, gồm: Ngân hàng Nhà nước; 10 tập đoàn, tổng công ty nhà nước; 5 tổ chức tài chính, ngân hàng. Trong đó có Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam ...

Các doanh nghiệp này sẽ bị kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nuớc năm 2022 kết hợp với việc đánh giá công tác tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn, tổng công ty nhà nước nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính và cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư của Nhà nước tại các đơn vị được kiểm toán. Ưu tiên kiểm toán việc thực hiện các Nghị quyết Trung ương, Quốc hội về sắp xếp, cổ phần hóa và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; kiến nghị xử lý các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ; đầu tư ngoài ngành, đầu tư ra nước ngoài không hiệu quả.

Các ngân hàng dự kiến trong danh sách kiểm toán năm sau gồm có Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương, Tập đoàn Bảo Việt...

Theo báo cáo, việc kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2022 của Ngân hàng nhà nước và một số ngân hàng, tổng công ty tài chính, bảo hiểm nhằm đánh giá thực trạng tài chính của đơn vị và hiệu quả công tác quản lý, điều hành chính sách tiền tệ...

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Giá xăng giảm lần thứ 3 liên tiếp

Giá xăng tiếp tục giảm lần thứ 3 liên tiếp

Trong bối cảnh giá xăng thế giới đang trên đà chinh phục đỉnh mới, giá bán lẻ xăng trong nước lại có xu hướng ngược lại khi tiếp tục được liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm trong kỳ điều hành tuần này…

Giá vàng thế giới nóng lên trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Giá vàng thế giới nóng lên trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Giá vàng thế giới tăng nhẹ trong phiên giao dịch quốc tế khi nhà đầu tư tận dụng cơ hội mua vào trước thời điểm bầu cử tổng thống Mỹ và hàng loạt dữ liệu kinh tế sắp công bố. Trong nước, giá vàng vẫn duy trì ở mức cao, chênh lệch khoảng 2,4 triệu đồng/lượng so với giá thế giới…