Phát triển Nhà Khánh Hòa lên sàn UPCoM

Theo đó, CTCP Phát triển Nhà Khánh Hòa với mã chứng khoán PTN sẽ đăng ký giao dịch hơn 5.8 triệu cp, tương ứng vốn điều lệ hơn 58 tỷ đồng.

CTCP Phát triển Nhà Khánh Hòa được thành lập ngày 8/1/1998, với tiền thân là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND tỉnh Khánh Hòa. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công xây lắp và kinh doanh nhà.

Hai năm sau, Phát triển Nhà Khánh Hòa được chuyển về làm công ty con của Tổng Công ty Sông Hồng. Đến năm 2015, Công ty tiếp tục được chuyển giao về làm công ty thành viên của Tập đoàn Sông Đà.

CTCP Phát triển Nhà Khánh Hòa
6 tháng đầu năm 2022, doanh thu của PTN cũng chỉ đạt hơn 2.4 tỷ đồng, thực hiện hơn 4% kế hoạch năm 2022

Năm 2016, doanh nghiệp này đã cổ phần hóa thành công và chính thức đổi tên thành CTCP Phát Triển Nhà Khánh Hòa. Hiện, cổ đông Nhà nước đang nắm giữa 36% vốn tại PTN,  tương ứng 2.088 triệu cp.

Theo dữ liệu thống kê, danh sách cổ đông lớn của đơn vị này gồm: CTCP Du lịch - Khoáng nóng Nha Trang Seafoods F17, nắm giữ hơn 2.7 triệu cp (tỷ lệ 46.56%); Tổng Công ty Sông Đà - CTCP nắm hơn 2 triệu cp (36%); bà Đào Thị Minh Hương - Thành viên HĐQT sở hữu hơn 528 ngàn cp (9.1%).

Hiện, PTN đang tập trung vào 2 lĩnh vực kinh doanh chính gồm phát triển dự án bất động sản và xây lắp các công trình và cho thuê.

Tuy lên sàn, nhưng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp này không mấy khả quan. Doanh thu thuần năm 2021 của PTN đạt hơn 6.8 tỷ đồng, giảm gần 70% so với năm 2020; lỗ sau thuế 2.3 tỷ đồng (năm 2020 lỗ gần 3.8 tỷ đồng).

6 tháng đầu năm 2022, doanh thu của PTN cũng chỉ đạt hơn 2.4 tỷ đồng, thực hiện hơn 4% kế hoạch năm 2022. Lỗ sau thuế hơn 1 tỷ đồng. 

PTN đặt mục tiêu, năm 2022, doanh thu đạt hơn 47.7 tỷ đồng, tăng gần 564% so với thực hiện năm 2021; lợi nhuận sau thuế hơn 800 triệu đồng, so với mức gần 2.3 tỷ đồng năm trước.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...