3 luật sư bào chữa cho Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh thuê 9 luật sư

Ngày 8/1 tới, ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng 20 đồng phạm sẽ bị đưa ra xét xử các tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản”.
3 luật sư bào chữa cho Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh thuê 9 luật sư

3 luật sư bào chữa cho bị cáo Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN) là Nguyễn Huy Thiệp, Phan Trung Hoài và Đào Hữu Đăng.

Riêng Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc PVC) có 9 luật sư bào chữa gồm: luật sư Bùi Kiếm Long, Lê Duy Thắng, Nguyễn Quốc Hùng, Lê Văn Thiệp, Nguyễn Văn Quynh, Trần Hồng Phúc, Ngô Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Huyền Trang và Lê Thị Bích Chi.

Tính đến nay, có tổng cộng 45 luật sư đăng ký tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo.

Các bị cáo khác gồm: bị cáo Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Phó Tổng giám đốc PVN) mời luật sư Lê Đình Ứng, bị cáo Ninh Văn Quỳnh (nguyên kế toán trưởng kiêm Trưởng ban Tài chính kế toán và Kiểm toán PVN) mời luật sư Đỗ Ngọc Quang tham gia bào chữa tại phiên tòa.

Tòa xác định có 2 nguyên đơn dân sự là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).

6 giám định viên và 60 người tham gia tố tụng là những người làm chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cũng được mời dự tòa.

Theo cáo trạng, vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại PVN và PVC là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận xã hội quan tâm.

Các bị cáo hầu hết là những người giữ vị trí chủ chốt trong những đơn vị kinh tế quan trọng thực hiện những dự án, công trình lớn của quốc gia, trong đó có dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.

Quá trình thực hiện dự án, các bị cáo đã cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế cho Nhà nước, thậm chí một số bị cáo còn lợi dụng chức vụ, quyền hạn để lập chứng từ khống rút tiền của dự án để ăn chia, chiếm đoạt sử dụng cá nhân.

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự đoán và đặc biệt là sự căng thẳng thuế quan làm gián đoạn chuỗi cung ứng đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu…

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Chủ trì Chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 5/7, Chủ tịch VACOD-HBA TS Nguyễn Hồng Sơn thông báo kế hoạch tổ chức Hội nghị, hội thảo tập trung xem xét các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, tiếp cận nguồn lực từ “bộ tứ chiến lược” của Trung ương, dự kiến diễn ra vào tháng 9/2025…

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2025 tăng 0,48% so với tháng trước

CPI 6 tháng đầu năm tăng 3,27%

Số liệu mới nhất từ Cục Thống kê cho biết, bình quân 6 tháng đầu năm 2025, CPI tăng 3,27% so với cùng kỳ năm trước...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương" tại TP.HCM

Tổng Bí thư Tô Lâm: Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận đổi mới

Tổng Bí thư nhấn mạnh, quyết định "sắp xếp lại giang sơn" là bước đi lịch sử có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước, hoàn thiện thể chế và tổ chức của hệ thống chính trị đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả...