3 xu hướng thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số 2021

Đại dịch Covid-19 đã buộc các tổ chức và doanh nghiệp phải tăng cường đầu tư cho CNTT và ưu tiên các sáng kiến ​​chuyển đổi kỹ thuật số cấp tiến.
3 xu hướng thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số 2021

Trong mười năm qua, quá trình chuyển đổi kỹ thuật số đã diễn ra với tốc độ tương đối chậm, chủ yếu tập trung vào việc cải thiện sản phẩm, quy trình và trải nghiệm của nhân viên. Tuy nhiên, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã buộc các nhà lãnh đạo phải nhanh chóng đưa ra các chiến lược CNTT hợp thời, ưu tiên các sáng kiến ​​mới và đẩy mạnh đầu tư kỹ thuật số.

Khi doanh nghiệp tiếp tục phải đối phó với các tác động của dịch bệnh đồng thời đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của khách hàng, họ sẽ cần những quyết định và chiến lược mũi nhọn để phù hợp với xu hướng mới của thị trường. 

Đẩy mạnh chuyển đổi

Vào giai đoạn đỉnh điểm của đại dịch, các công ty buộc phải đổi mới - một cách nhanh chóng - để có thể tiếp tục hoạt động và phục vụ khách hàng. 97% chuyên gia CNTT toàn cầu được khảo sát đều đồng ý rằng họ đã thực hiện ít nhất là một loại chuyển đổi kỹ thuật số vào năm 2020, với cứ mỗi ba trong số năm người tiết lộ họ thậm chí đã trải qua nhiều thay đổi lớn.

Với việc doanh nghiệp ưu tiên đầu tư vào công nghệ để mang lại lợi ích cho khách hàng, tăng cường hỗ trợ khách hàng và bộ máy kinh doanh như “Tự động hóa quy trình bằng robot (RPA)” để cải thiện dịch vụ, họ đã biến ý tưởng trên giấy trở thành hiện thực nhanh hơn nhiều so với mong đợi. 

Sự chuyển giao thế hệ tiếp nối làm thay đổi hành vi kinh doanh

Khi những khách hàng Gen Z trở nên có ảnh hưởng, các công ty sẽ cần phải chuyển đổi để đáp ứng kỳ vọng của họ.

Vào năm 2020, nhiều Thế hệ Z (sinh từ 1997 - 2015) tốt nghiệp đại học và phải trải qua một quá trình gia nhập lực lượng lao động hoàn toàn từ xa và “đậm chất” kỹ thuật số. Đồng thời, thế hệ Millennials (sinh từ 1981-1997) đang bắt đầu nắm giữ những vai trò quan trọng trong việc ra quyết định kinh doanh. Mặc dù Thế hệ X vẫn nắm giữ quyền lực trong nhiều tổ chức lớn, nhưng hai cột mốc quan trọng này [Thế hệ Z và Millennials] đã cho thấy sự thay đổi thế hệ đang dẫn đến sự thay đổi trong thực tiễn và hành vi kinh doanh.

Giới trẻ lớn lên trong thời điểm kỹ thuật số nở rộ nhận thức và tương tác với công nghệ theo những cách riêng, khác hẳn với những người tiền nhiệm của họ. Thế hệ trẻ kỳ vọng công nghệ sẽ giúp họ hoàn thành tốt công việc hàng ngày và coi công nghệ là “hiển nhiên phải có” chứ không còn là “có thì tốt” như trước đây.

Thế hệ trẻ muốn vượt xa những khía cạnh cơ bản của công nghệ để tối ưu hóa, thúc đẩy giá trị vượt bậ. Do đó, chúng ta có thể sẽ thấy sự phát triển đáng chú ý trong những công nghệ tương đối “cơ bản” - như cảm biến Internet of Things (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI) - trở thành một phần không thể thiếu trong các sáng kiến ​​quan trọng.

Các công ty sẽ cần phải chuyển đổi để đáp ứng kỳ vọng của thế hệ trẻ về trải nghiệm tốt hơn, nhất quán hơn, dịch vụ khách hàng liền mạch và kiểm soát các tương tác một cách chặt chẽ.

CNTT giúp doanh nghiệp trở lên linh hoạt hơn

Các công ty hiện phải đối mặt với sự bất ổn chưa từng có trong suốt năm 2020, với các khoản đầu tư công nghệ tập trung vào việc trở lại bình thường hoặc duy trì một số mức độ ổn định. Vào năm 2021, họ sẽ cần tập trung hơn nữa vào CNTT để ngày càng có được sự linh hoạt và nâng cấp phát triển.

Ví dụ, doanh nghiệp quản lý nhiều loại hệ thống và thiết bị, nhưng không phải tất cả đều thành thạo trong việc tích hợp các ứng dụng, dịch vụ đám mây hoặc cơ sở hạ tầng hiện có. Tích hợp dữ liệu vốn là một khía cạnh rất quan trọng đối với doanh nghiệp, cho phép hiểu rõ và phân tích thông tin để đưa ra các quyết định kinh doanh nhanh chóng và linh hoạt. Trên thực tế, dữ liệu và phân tích và tích hợp được coi là một trong số những nhóm công nghệ hàng đầu được ưu tiên trong năm nay.

Sự phát triển của công nghệ sẽ giúp tăng cường khả năng phục hồi kinh doanh tổng thể, đặc biệt là chống lại các “mối đe dọa” rất thực tế như suy thoái, khủng hoảng sức khỏe và đối thủ cạnh tranh.

Một trong những bài học lớn của năm 2020 là doanh nghiệp cần có được khả năng phục hồi khi đối mặt với các tình huống khó lường. Không ai có thể dự đoán chắc chắn điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, nhưng các doanh nghiệp hoàn toàn tin rằng công nghệ sẽ giúp họ kiên cường hơn khi đối mặt với bất trắc.

Nguồn: The Enterprisers Project

Có thể bạn quan tâm