Lần đầu trong lịch sử, một đại gia Việt có tài sản vượt 9 tỷ USD

Từ một phiên tăng giá ấn tượng của cổ phiếu VIC, tài sản của ông Phạm Nhật Vượng đã bứt phá ngoạn mục, đưa tên tuổi doanh nhân Việt vươn tầm thế giới...

Lần đầu trong lịch sử, một đại gia Việt có tài sản vượt 9 tỷ USD

Lịch sử giới siêu giàu Việt Nam vừa chứng kiến một cột mốc chưa từng có tiền lệ lần đầu tiên, một người Việt Nam sở hữu khối tài sản vượt ngưỡng 9 tỷ USD. Theo cập nhật từ Forbes vào ngày 8/5, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup hiện nắm giữ tài sản trị giá 9,1 tỷ USD, tăng thêm 650 triệu USD chỉ sau một ngày, tương đương mức tăng 7,6%.

Mức tăng tài sản đáng kể này đã đưa ông Vượng vươn lên vị trí 325 trong danh sách những người giàu nhất hành tinh, tăng 11 bậc so với ngày hôm trước. Đây là bước tiến ấn tượng trên bảng xếp hạng tỷ phú toàn cầu, nhưng điều đáng chú ý hơn cả là câu chuyện phía sau con số.

Động lực chính giúp khối tài sản của ông Phạm Nhật Vượng gia tăng mạnh mẽ chính là đà bứt phá liên tiếp của cổ phiếu VIC, mã chứng khoán đại diện cho Vingroup. Trong phiên giao dịch ngày 8/5, VIC ghi nhận mức tăng tới 6,95%, đạt giá 78.500 đồng/cổ phiếu, đưa vốn hóa thị trường của Vingroup lên khoảng 300.157 tỷ đồng. Đây là phiên tăng giá thứ tư liên tiếp, phản ánh sự lạc quan mạnh mẽ của thị trường đối với tập đoàn này.

Không phải ngẫu nhiên VIC trở thành tâm điểm chú ý. Sự kỳ vọng của giới đầu tư đang hướng về một sự kiện lớn, ngày 13/5 tới, Công ty Cổ phần Vinpearl (VPL) thành viên của hệ sinh thái Vingroup sẽ chính thức niêm yết hơn 1,79 tỷ cổ phiếu trên sàn HOSE. Với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 71.300 đồng/cổ phiếu, Vinpearl được định giá xấp xỉ 130.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 5 tỷ USD.

Vinpearl sẽ trở thành mảnh ghép thứ tư của Vingroup có mặt trên sàn HOSE, bên cạnh ba doanh nghiệp lớn khác là Vingroup (mã chứng khoán: VIC), Vinhomes (mã chứng khoán: VHM) và Vincom Retail (mã chứng khoán: VRE). Điều này không chỉ củng cố vị thế của tập đoàn trong lĩnh vực bất động sản – du lịch – bán lẻ, mà còn góp phần gia tăng đáng kể giá trị tài sản cá nhân của người đứng đầu.

anh-chup-man-hinh-2025-05-08-luc-162503.png

Trong bối cảnh đó, việc ông Vượng vượt mặt nhiều tên tuổi đình đám trên thế giới không còn là điều bất ngờ. Cụ thể, khối tài sản 9,1 tỷ USD của ông hiện đã vượt qua Chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee Jae-yong người đang nắm giữ 8,6 tỷ USD và xếp thứ 355 trên bảng xếp hạng của Forbes.

So với các tỷ phú USD khác của Việt Nam, khoảng cách về giá trị tài sản cũng đang được nới rộng đáng kể. Hiện tại, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch HĐQT Vietjet đang sở hữu khối tài sản 2,5 tỷ USD, xếp thứ 1.565 thế giới. Chủ tịch Hòa Phát, ông Trần Đình Long đứng ở vị trí 1.682 với tài sản ròng 2,2 tỷ USD, trong khi Chủ tịch Techcombank ông Hồ Hùng Anh sở hữu 1,8 tỷ USD và xếp thứ 1.966 thế giới.

Việc tài sản của ông Phạm Nhật Vượng tăng vọt không chỉ phản ánh hiệu quả kinh doanh và tầm ảnh hưởng của Vingroup, mà còn cho thấy vị trí ngày càng nổi bật của doanh nhân Việt trên bản đồ tài chính toàn cầu.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Cổ phiếu dệt may tiếp tục toả sáng

Cổ phiếu dệt may tiếp tục toả sáng

Thị trường chứng khoán phiên giao dịch ngày hôm nay (27/5) tiếp tục ghi nhận sắc xanh lan rộng ở nhóm cổ phiếu dệt may. Sự khởi sắc này không chỉ là sự tiếp nối của diễn biến tích cực từ phiên trước đó, mà còn được thúc đẩy mạnh mẽ bởi tín hiệu đầy bất ngờ từ Tổng thống Mỹ Donald Trump...

Tôn Đông Á tái khởi động kế hoạch lên sàn HOSE, mạnh tay chia cổ tức và huy động vốn

Tôn Đông Á tái khởi động kế hoạch lên sàn HOSE, mạnh tay chia cổ tức và huy động vốn

Sau khi lỡ hẹn với sàn HOSE vì khoản lỗ bất ngờ năm 2022, Tôn Đông Á đang khởi động lại lộ trình chuyển sàn và mở rộng quy mô vốn. Không chỉ điều chỉnh kế hoạch cổ tức theo hướng “hào phóng” hơn, doanh nghiệp còn lên hàng loạt phương án tăng vốn qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu và ESOP...

HOSE liệt kê 67 cổ phiếu bị “treo” margin

HOSE liệt kê 67 cổ phiếu bị “treo” margin

Trên thị trường chứng khoán có tới 67 mã đang bị “treo” margin tính đến ngày 23/5/2025. Những lý do phổ biến trải rộng từ lỗ lũy kế, kiểm toán từ chối báo cáo tài chính, chậm công bố thông tin đến việc nằm trong diện cảnh báo, kiểm soát hay thậm chí vi phạm pháp luật...

Một công ty khai thác cảng bị xử phạt hơn 327 triệu đồng

Một công ty khai thác cảng bị xử phạt hơn 327 triệu đồng

Mặc dù đang ngập trong thua lỗ với khoản lỗ sau thuế kỷ lục lên tới 122,6 tỷ đồng chỉ trong quý 1/2025 và lỗ lũy kế vượt 150 tỷ đồng, Dầu khí Đầu tư Khai thác Cảng Phước An vẫn tiếp tục gây chú ý khi bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính tổng cộng hơn 327 triệu đồng...

Uỷ ban Chứng khoán “rút lại” hai quyết định quan trọng với APG

Uỷ ban Chứng khoán “rút lại” hai quyết định quan trọng với APG

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thu hồi hai quyết định quan trọng từng cấp phép cho Công ty Cổ phần Chứng khoán APG. Động thái này diễn ra trong bối cảnh APG liên tục biến động về cơ cấu cổ đông, chịu án phạt vi phạm hành chính và đối mặt với nhiều thách thức kinh doanh...

VPBank: Cú hích từ G-Dragon và tham vọng tỷ đô

VPBank: Cú hích từ G-Dragon và tham vọng tỷ đô

Chỉ trong chưa đầy hai tuần kể từ khi VPBank công bố mời nhóm nhạc Hàn Quốc G-Dragon và nữ ca sĩ CL, cựu trưởng nhóm 2NE1 đến Việt Nam biểu diễn, giá cổ phiếu ngân hàng này đã bật tăng mạnh, kéo vốn hóa thị trường vọt thêm hơn 7.000 tỷ đồng...

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Trong bối cảnh ngành bất động sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, một điểm đáng chú ý trên báo cáo tài chính quý 1/2025 của nhiều doanh nghiệp là tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản đang ở mức rất cao, trong số đó, có các cái tên nổi bật như An Gia, Đất Xanh và Vinhomes...