3.000 điều kiện “đè” người kinh doanh

Bộ KH&ĐT vừa trình Chính phủ cắt giảm gần 3.000 điều kiện kinh doanh (ĐKKD). Trong khi các điều kiện kinh doanh vô lý chưa được cắt bỏ, doanh nghiệp vẫn từng ngày chịu chi phí bị đội lên cao ngất.
3.000 điều kiện “đè” người kinh doanh

Đụng đâu cũng thấy chi phí

Là đại diện cho Cty TNHH Gas Đắk Lắk, bà Nguyễn Thị Thanh Hải từng gửi đơn kiến nghị khắp nơi, ra tận Hà Nội kiến nghị Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về Nghị định 19/2016 về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, khiến công ty rơi cảnh “bỏ thì thương, vương thì tội”.

Bà Thanh Hải kể: “Chúng tôi bắt đầu kinh doanh năm 2014, đến nay, quy định mới bắt buộc phải có ít nhất 100.000 vỏ bình và kho chứa 300m3, với chi phí hơn 100 tỷ đồng - khoản tiền quá sức với DN nhỏ như chúng tôi”.

Bà Hải chỉ là một trong hàng nghìn công ty kinh doanh đầu mối khí gas vướng cảnh “sống dở chết dở” vì ĐKKD. Bởi thực tế, đã có hàng chục DN trên cả nước gửi kiến nghị đến VCCI liên quan tới nghị định này như Công ty Gas Tấn Tài (Đồng Nai), Cty Đông Tùng (Hà Giang), Công ty Tiến Phát (Quảng Ngãi), Công ty Minh Chánh (Bình Định)…

Về câu chuyện này, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế (VCCI) cho biết, theo nghị định trên, đến 3/2017, cả nước chỉ có 8 thương nhân đủ điều kiện xuất nhập khẩu khí và 35 người đủ điều kiện làm thương nhân phân phối khí được cấp phép. “Tuy nhiên, chỉ có 1 số rất ít DN đáp ứng điều kiện xuất nhập khẩu hay phân phối khí. Hiện, VCCI đang đề xuất bỏ ĐKKD chưa hợp lý trong nghị định trên để DN tồn tại phát triển”, ông Tuấn nói.

Theo kết quả rà soát của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), tổng chi phí kiểm tra chuyên ngành DN có liên quan phải bỏ ra lên tới khoảng 14.300 tỷ đồng/năm, đứng đầu là giấy phép nhập khẩu; kiểm tra chất lượng, kiểm tra hiệu suất năng lượng… Số ngày công để hoàn tất các thủ tục này lên tới 28,6 triệu ngày/năm.

“DN động đâu cũng thấy chi phí. DN mới gia nhập thị trường phải chịu 10 chi phí; khi xây dựng nhà xưởng thì có thêm các chi phí xin địa điểm, thẩm định thiết kế, xin giấy phép xây dựng; khi vào vận hành sẽ có thêm các loại lệ phí, chi phí kiểm định, đường sá…”, bà Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó Viện trưởng CIEM cho biết.

Phải thay đổi cách thức quản lý

Để cắt giảm các chi phí liên quan đến ĐKKD, CIEM vừa kiến nghị Chính phủ cắt bỏ gần 3.000 ĐKKD. Theo ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM, Luật Đầu tư năm 2014 do Bộ KH&ĐT soạn thảo có 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đến nay, các bộ ngành đã “đẻ” ra 4.284 yêu cầu, ĐKKD cho các ngành nghề này.

Muốn thay đổi môi trường kinh doanh, cơ quan nhà nước không thể xử lý theo kiểu từng văn bản, từng vụ việc mà cần thay đổi toàn diện, đột phá từ cách thức quản lý. Chúng ta thay đổi nhỏ giọt trong khi cả hệ thống vẫn vận hành theo cách cũ sẽ không có tác dụng”, 

Ông Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM

Để mở đầu cho “lập luận” cần mạnh tay cắt bỏ hàng loạt điều kiện kinh doanh bất hợp lý, ông Cung lấy ví dụ về điều kiện cho thương nhân xuất khẩu gạo yêu cầu nhà xuất khẩu phải có kho chứa, bến bãi. Quy định này khiến một DN muốn kinh doanh phải làm tất cả khâu liên quan, rủi ro lớn không thể chia sẻ.

“Việt Nam còn ĐKKD như vậy chỉ xuất khẩu gạo kém chất lượng. Muốn tạo thương hiệu gạo chất lượng cao phải bỏ hoàn toàn điều kiện trên”, ông Cung nói.

Ông Cung lí giải, việc xây dựng thương hiệu gạo phải đi từ sản xuất nhỏ, xây dựng quy trình sản xuất để kiểm soát được. Về tiêu thụ sản phẩm, ban đầu DN tặng cho người tiêu dùng để nuôi dưỡng thói quen. DN ban đầu chỉ xuất khẩu 1-2 container vào thị trường nhỏ như Singapore rồi dần dần mới nhân rộng. Điều kiện về đầu tư kho bãi sẽ do các DN chuyên cung cấp dịch vụ này thực hiện. Lúc này, rủi ro sẽ chia đều và giảm chi phí đầu tư ban đầu cho DN.

Theo người đứng đầu CIEM, dù quá trình cải cách ĐKKD của Việt Nam có tiến bộ nhưng so với mục tiêu môi trường kinh doanh bằng các nước ASEAN 4 và so với yêu cầu cải thiện môi trường kinh doanh để nâng cao, mở rộng quy mô kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực còn rất xa.

VCCI vừa có báo cáo đề xuất cắt bỏ 16 ngành nghề kinh doanh điều kiện chưa phù hợp như: xuất khẩu gạo, sản xuất sửa chữa chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng; kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển; vận hành nhà chung cư; sản xuất mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy…

Theo Quỳnh Nga/Tiền Phong

tienphong.vn/kinh-te/3000-dieu-kien-de-nguoi-kinh- http://www.tienphong.vn/kinh-te/3000-dieu-kien-de-nguoi-kinh-doanh-1182644.tpo

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…