4 chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2016

Giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất; phụ cấp đặc thù đối với một số chức danh tư pháp và thanh tra trong Quân đội; đánh giá học sinh tiểu học theo 3 mức;... là những chính sách mới có hiệu lực
4 chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2016

Giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất; phụ cấp đặc thù đối với một số chức danh tư pháp và thanh tra trong Quân đội; đánh giá học sinh tiểu học theo 3 mức;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2016.1. Giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đấtNghị định số 135/2016/NĐ-CP ngày 09/09/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị  định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước có hiệu lực từ 15/11/2016.Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất. Trong đó, sửa đổi quy định thu tiền sử dụng đất khi nhà nước giao đất. Cụ thể, tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất thì tiền sử dụng đất phải nộp là số tiền trúng đấu giá.Việc xác định giá khởi điểm cụ thể như sau: Giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất mà diện tích tính thu tiền sử dụng đất của thửa đất hoặc khu đất đấu giá có giá trị (tính theo giá  đất trong Bảng giá đất) từ 30 tỷ đồng trở lên đối với các thành phố trực thuộc trung ương; từ 10 tỷ đồng trở lên đối với các tỉnh miền núi, vùng cao; từ 20 tỷ đồng trở lên đối với tỉnh còn lại là giá đất cụ thể do Sở Tài nguyên và Môi trường xác định, chuyển cho Hội đồng thẩm định giá đất của địa phương do Sở Tài chính làm thường trực Hội đồng tổ chức thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.Giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất mà diện tích tính thu tiền sử dụng đất của thửa đất hoặc khu đất đấu giá có giá trị (tính theo giá đất trong Bảng giá đất) dưới 30 tỷ  đồng đối với các thành phố trực thuộc trung ương; dưới 10 tỷ đồng đối với các tỉnh miền núi, vùng cao; dưới 20 tỷ đồng đối với tỉnh còn lại là giá đất cụ thể do cơ quan tài chính xác định theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất.Việc xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất gắn với tài sản thuộc sở hữu nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.2. Phụ cấp đặc thù đối với một số chức danh tư pháp và thanh tra trong Quân đội Quyết định số 42/2016/QĐ-TTg sửa đổi Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 72/2007/QĐ-TTg ngày 23/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp đặc thù đối với một số chức danh tư pháp và thanh tra trong Quân đội có hiệu lực từ 25/11/2016.Theo đó, Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán thuộc Toàn án quân sự các cấp; Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên thuộc Viện Kiểm sát quân sự các cấp; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên thuộc Thanh tra quốc phòng; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên thuộc cơ quan Điều tra Viện Kiểm sát quân sự Trung ương; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên thuộc cơ quan Điều tra hình sự, cơ quan an ninh điều tra các cấp; Chấp hành viên thuộc cơ quan Thi hành án quân khu, quân chủng Hải quân và Bộ Tổng Tham mưu được hưởng mức phụ cấp 15%.Mức phụ cấp 10% áp dụng đối với Kiểm tra viên thuộc Viện Kiểm sát quân sự các cấp; Thẩm tra viên và Thư ký tòa án thuộc Tòa án quân sự các cấp; Thẩm tra viên thi hành án thuộc Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng; Thẩm tra viên và Thư ký thi hành án thuộc cơ quan Thi hành án quân khu, quân chủng Hải quân, Bộ Tổng Tham mưu.3. Đánh giá học sinh tiểu học theo 3 mức Có hiệu lực từ 6/11/2016, Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 quy định có 3 mức đánh giá học sinh tiểu học: Hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành. Việc đánh giá theo 3 mức sẽ được giáo viên thực hiện vào giữa kì, cuối mỗi học kì.Thông tư 22 cũng quy định thông qua quá trình đánh giá thường xuyên đến giữa và cuối mỗi học kì, lượng hóa mỗi năng lực, phẩm chất thành ba mức: Tốt, Đạt, Cần cố gắng.

4. Quy định chi phí bắt buộc bên nhờ mang thai hộ chi trả

 Thông tư số 32/2016/TT-BYT quy định việc chi trả các chi phí thực tế để bảo đảm chăm sóc sức khỏe sinh sản của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có hiệu lực từ 1/11/2016. Theo đó, các chi phí bắt buộc bên nhờ mang thai hộ chi trả gồm: Chi phí đi lại tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được tư vấn, khám, kiểm tra, theo dõi sức khỏe, thực hiện dịch vụ, kỹ thuật y tế: xác định theo giá ghi trên vé, hóa đơn, hoặc giấy biên nhận thanh toán với chủ phương tiện. Đồng thời, chi trả chi phí liên quan đến y tế…

Theo Đầu tư

Có thể bạn quan tâm