4 nhiệm vụ quan trọng của Ngân hàng Nhà nước

Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước rà soát công việc, xác định những việc trọng điểm và cấp bách để xử lý, đảm bảo phải có kết quả trong 3 - 6 tháng tới.

Tại buổi làm việc với Ngân hàng Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá việc Bộ Tài chính Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách nước thao túng tiền tệ vừa qua là nỗ lực lớn của lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong tiếp xúc ngoại giao và sự làm việc tích cực, trách nhiệm của một số bộ ngành, nhất là Ngân hàng Nhà nước, để Mỹ có đánh giá phù hợp liên quan đến vấn đề tiền tệ của Việt Nam.

Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước thời gian tới cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng của Mỹ trong tổng thể Kế hoạch hành động để hướng đến cán cân thương mại hài hoà bền vững giữa hai nước.

"Lựa chọn một số việc ưu tiên làm trước, việc khó phức tạp cân nhắc kỹ lưỡng tìm giải pháp phù hợp, xử lý có hiệu quả, những việc chưa có quy định hoặc đã có quy định những vượt quá thực tiễn thì mạnh dạn đề xuất làm thí điểm vừa làm vừa rút kinh nghiệm mở rộng dần. Thực hiện từng bước chắc chắn, không cầu toàn, không nóng vội, tinh thần có hiệu quả, có sản phẩm cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm", Thủ tướng nhấn mạnh trong chỉ đạo đối với Ngân hàng Nhà nước.

Về điều hành tín dụng, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tổng hợp, phân tích dữ liệu để có đánh giá nhằm kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực rủi ro như tín dụng bất động sản và chứng khoán.

"Đối với tín dụng vào bất động sản cần quản lý đảm bảo dòng vốn vào tín dụng phục vụ nhu cầu tiêu dùng bất động sản thực sự của người dân, tránh đầu cơ. Về lâu dài cần có giải pháp căn cơ, phát triển thị trường tài chính đảm bảo ổn định, lành mạnh và cân bằng giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn để giảm sức ép cung ứng vốn từ hệ thống tổ chức tín dụng, đáp ứng nhu cầu huy động vốn trung và dài hạn của nền kinh tế", Thủ tướng nhấn mạnh.

Còn đối với lĩnh vực tái cơ cấu và xử lý nợ xấu, Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước hành động quyết liệt nhưng chắc chắn trên nguyên tắc đảm bảo an toàn hệ thống, an toàn tiền gửi của người dân, phối hợp các bộ ngành tạo cơ chế phù hợp thu hút nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia tái cơ cấu đảm bảo hiệu quả.

"Cần có giải pháp trước mắt và lâu dài trong việc xử lý nợ xấu đảm bảo tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát chặt chẽ", Thủ tướng chỉ đạo.

Đối với lĩnh vực cung ứng dịch vụ, Thủ tướng cho rằng cần đảm bảo ứng dụng công nghệ hiện đại thích ứng với sự bùng nổ của cuộc cách mạng 4.0 trong lĩnh vực tài chính.

Do đó, Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp chặt chẽ có hiệu quả với các bộ ngành hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo điều kiện, môi trường cho các sản phẩm mới, sản phẩm sáng tạo công nghệ được áp dụng để góp phần phát triển nền kinh tế số.

Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước làm việc với các bộ ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ tăng vốn đối với các ngân hàng thương mại nhà nước, tạo môi trường, điều kiện để các ngân hàng tăng tính cạnh tranh và hội nhập quốc tế để người dân được hưởng tiện ích và dịch vụ tương đương các nước trong khu vực.

Đối với công tác tổ chức cán bộ, Thủ tướng nhấn mạnh Ngân hàng Nhà nước cần đảm bảo xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Thủ tướng yêu cầu cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ để cán bộ công chức, viên chức, phát huy cao nhất dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan, công bằng, chống tham nhũng, tiêu cực… Đồng thời, tăng cường kỷ luật kỷ cương đi đôi với tạo môi trường đổi mới, sáng tạo, phát huy tính tự lực tự cường vươn lên từ " bàn tay khối óc" của ngành.

Xem thêm

Ngân hàng Nhà nước "cứu" cổ phiếu ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước "cứu" cổ phiếu ngân hàng

Sau thông tin NHNN bất ngờ giảm lãi suất điều hành, hàng loạt cổ phiếu ngân hàng đã bứt phá, đặc biệt là VCB thiết lập mức đỉnh mới hỗ trợ thị trường phục hồi tích cực trong phiên giao dịch cuối tuần.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hạ thêm một loại lãi suất

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hạ thêm một loại lãi suất

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành các quyết định lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng tại đây để phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và mặt bằng lãi suất trên thị trường.
Ngân hàng Nhà nước miễn phí rút tiền mặt

Ngân hàng Nhà nước miễn phí rút tiền mặt

Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông tư số 27/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 35/2014 quy định về phí rút tiền mặt qua tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa được NHNN ban hành.
Khử khuẩn tiền trước khi nộp về Ngân hàng Nhà nước

Khử khuẩn tiền trước khi nộp về Ngân hàng Nhà nước

Theo văn bản của NHNN, các tổ chức tín dụng cần thực hiện khử trùng, sát khuẩn thường xuyên tại các khu vực giao dịch tiền mặt và kho quỹ. Loại tiền cũ được nộp về NHNN phải được phun thuốc khử khuẩn và lưu giữ trước khi chi ra.

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...