40 tỉnh, thành phố đã được phủ sóng 5G

Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp phép thử nghiệm 5G cho các doanh nghiệp viễn thông, trong đó Viettel là nhà mạng có nhiều vị trí thử nghiệm nhất, đứng thứ hai là mạng VinaPhone.

Thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến tháng 6/2022, Bộ TT&TT đã cấp phép cho các doanh nghiệp viễn thông thử nghiệm 5G tại 40 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, Viettel là nhà mạng có nhiều vị trí thử nghiệm nhất, đứng thứ hai là VinaPhone. Bộ TT&TT đang xem xét cấp phép thử nghiệm 5G cho MobiFone.

Trong năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục thử nghiệm những ứng dụng của 5G, đánh giá nhu cầu của thị trường, phương án kỹ thuật để xây dựng phương án kinh doanh hiệu quả nhất khi được cấp phép chính thức. Cùng với đó, các nhà mạng đẩy nhanh tiến độ phủ điểm lõm sóng băng rộng di động (3G, 4G, 5G).

Tính đến ngày 4/7, các doanh nghiệp đang triển khai đồng bộ các trạm đến giai đoạn lắp đặt hạ tầng truyền dẫn, dự kiến đến 30/7 tới sẽ phủ sóng được toàn bộ 355 thôn còn lại.

Cũng theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng cáp quang ước tính chiếm 72%, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2021; mục tiêu đạt 75% tỷ lệ hộ gia đình sử dụng cáp quang vào năm 2022 theo kế hoạch.

Số thuê bao băng rộng cố định ước đạt 20,5 triệu thuê bao (tương ứng với tỷ lệ 21 thuê bao/100 dân), tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái; mục tiêu đến tháng 12/2022 đạt 22 thuê bao/100 dân. Số thuê bao băng rộng di động (3G, 4G, 5G) đạt 82 triệu thuê bao (tương ứng với tỷ lệ 83 thuê bao/100 dân), tăng 20% so với cùng kỳ; mục tiêu đến tháng 12/2022 đạt 85 thuê bao/100 dân.

Theo dự thảo báo cáo tóm tắt kết quả hoạt động của ngành TT&TT 6 tháng đầu năm của Bộ Thông tin và Truyền thông, số doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đến nay ước đạt 67.300, tăng 3.422 doanh nghiệp so với tháng 12/2021, đạt tỷ lệ xấp xỉ khoảng 0,69 doanh nghiệp/1.000 dân (bằng 98% kế hoạch năm là 0,7 doanh nghiệp/1.000 dân).

Như vậy, trong những năm gần đây, số lượng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã liên tục tăng trưởng, từ mức 45.600 doanh nghiệp năm 2019 lên 58.000 năm 2020 và đạt 64.000 doanh nghiệp năm 2021. Mục tiêu kế hoạch đặt ra năm 2022 Việt Nam sẽ đạt 70.000 doanh nghiệp.

Còn theo Chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến 2030, mục tiêu đến năm 2025 sẽ phát triển 80.000 doanh nghiệp công nghệ số.

Tuy nhiên, việc phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tại các địa phương không được đồng đều. Số lượng doanh nghiệp công nghệ số tập trung chủ yếu vào 4 địa phương với tỷ lệ doanh nghiệp công nghệ số/1.000 rất cao như: TP Hồ Chí Minh (3,19), Hà Nội (2,29), Đà Nẵng (2,24) và Bắc Ninh (1,02). Tổng số doanh nghiệp công nghệ số của 4 tỉnh, thành phố này chiếm hơn 72% tổng số doanh nghiệp công nghệ số của cả nước.

Xem thêm

VinaPhone phát sóng 5G tốc độ cao tại trận chung kết bóng đá nam Seagame 31

VinaPhone phát sóng 5G tốc độ cao tại trận chung kết bóng đá nam Seagame 31

Trận chung kết môn bóng đá nam SEA Games 31 giữa đội tuyển U23 Việt Nam và U23 Thái Lan sẽ diễn ra lúc 19 giờ ngày 22/5, trên sân Mỹ Đình (Hà Nội), dự kiến sẽ kéo theo nhu cầu về lưu lượng data, voice tăng đột biến, đặc biệt là nhu cầu livestreams của khán giả trên sân trong chận chung kết.

Có thể bạn quan tâm

1C Việt Nam với nền tảng Low-Code mạnh mẽ đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp triển khai ERP thành công

Giải pháp ERP trên nền tảng công nghệ Low-Code của 1C Việt Nam

Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của việc ứng dụng ERP để nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và đưa ra quyết định kinh doanh chính xác hơn… Tuy nhiên, việc triển khai ERP vẫn còn gặp nhiều thách thức, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Gói cước 5G có gì mới so với 4G?

Gói cước 5G có gì mới so với 4G?

Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, mạng 5G đang mở ra một cuộc cách mạng mới trong việc kết nối và trải nghiệm Internet, mang đến tốc độ nhanh hơn và dung lượng lớn hơn gấp nhiều lần so với 4G…