6 tổ công tác của của Chính phủ “lên lịch” kiểm tra giải ngân vốn đầu tư công

Theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao, 6 tổ công tác (đứng đầu là các Phó Thủ tướng và 2 Bộ trưởng) sẽ trực tiếp đi kiểm tra tại một số Bộ, cơ quan, địa phương để đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công năm 2022.

Để kịp thời có các giải pháp quyết liệt, hiệu quả nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2022, ngày 16/8/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký văn bản số 727/TTg-KTTH phân công các Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 tại một số Bộ, cơ quan, địa phương.

Thủ tướng Chính phủ giao 6 Tổ công tác được thành lập theo Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 2/5/2022 tiếp tục kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 tại 41 bộ, cơ quan Trung ương và 18 địa phương có kết quả giải ngân đến ngày 31/7/2022 dưới mức trung bình của cả nước (34,47%).

Theo đó, tổ công tác số 1 có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh làm Tổ trưởng, kiểm tra các Bộ, cơ quan Tòa án nhân dân tối cao, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Ủy ban Dân tộc, Ban Quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; các địa phương Quảng Trị, Quảng Bình.

Tổ công tác số 2 có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái làm Tổ trưởng, kiểm tra các Bộ, cơ quan Văn phòng Trung ương Đảng, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam; các địa phương Thành phố Cần Thơ, An Giang.

Các tổ công tác của Chính phủ lên kế hoạch trực tiếp đi kiểm tra công tác giải ngân vốn đầu tư công
Các tổ công tác của Chính phủ lên kế hoạch trực tiếp đi kiểm tra công tác giải ngân vốn đầu tư công

Tổ công tác số 3 có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam làm Tổ trưởng, kiểm tra các Bộ, cơ quan Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lao động-Thương binh và Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Quản lý Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam; các địa phương Cao Bằng, Bắc Kạn.

Tổ công tác số 4 có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành làm Tổ trưởng kiểm tra các Bộ, cơ quan Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Xây dựng, Hội Nông dân Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc; các địa phương Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hà Nội, Đắk Lắk, Gia Lai.

Tổ công tác số 5 có Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Tổ trưởng, kiểm tra các địa phương Bắc Ninh, Điện Biên, Hà Giang, Lạng Sơn.

Tổ công tác số 6 có Bộ trưởng Bộ Tài chính làm Tổ trưởng, kiểm tra các địa phương Nghệ An, Phú Yên, Khánh Hòa, Sóc Trăng.

Công văn nêu rõ, các đồng chí Tổ trưởng Tổ công tác sắp xếp thời gian để tập trung cho việc này từ nay đến cuối tháng 8/2022, phải lựa chọn đi trực tiếp kiểm tra tại một số Bộ, cơ quan, địa phương thuộc Tổ công tác của mình và có hình thức kiểm tra phù hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương còn lại.

Các Tổ phải rất cụ thể khi xây dựng kế hoạch kiểm tra, làm việc tìm hiểu kỹ thực trạng tình hình, xác định rõ các vướng mắc, điểm nghẽn ở cơ sở, thẩm quyền xử lý tháo gỡ, thời hạn xử lý. Các đồng chí Tổ trưởng phải chỉ đạo trực tiếp giải quyết các vướng mắc và tổng hợp các vướng mắc vượt thẩm quyền để báo cáo cấp có thẩm quyền; bảo đảm chất lượng, thiết thực, hiệu quả.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương thuộc đối tượng kiểm tra báo cáo bằng văn bản, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ trước ngày 20/8/2022; tổng hợp chung báo cáo của các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phục vụ các Tổ công tác do Lãnh đạo Chính phủ làm Tổ trưởng, gửi Lãnh đạo Chính phủ (Tổ trưởng) ít nhất 01 ngày trước khi làm việc theo Chương trình công tác của Lãnh đạo Chính phủ.

Đồng thời, xây dựng đề cương để các Tổ công tác báo cáo kết quả kiểm tra, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư; trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp chung, báo cáo, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2022.

Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Thường trực các Tổ công tác do Lãnh đạo Chính phủ làm Tổ trưởng, có trách nhiệm giúp Tổ trưởng xây dựng đề cương kiểm tra tại các Bộ, cơ quan, địa phương và xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra, đề xuất, kiến nghị của Tổ công tác.

Thời gian thực hiện kiểm tra, đôn đốc từ ngày 20/8/2022 đến hết ngày 30/8/2022.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương thuộc đối tượng kiểm tra khẩn trương xây dựng báo cáo gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ trước ngày 20/8/2022 (theo mẫu báo cáo do Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn).

Thời gian thực hiện kiểm tra, đôn đốc từ ngày 20/8/2022 đến hết ngày 30/8/2022

Xem thêm

TP Hồ Chí Minh: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công mới đạt hơn 13%

TP Hồ Chí Minh: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công mới đạt hơn 13%

Tại buổi họp về tình hình kinh tế-xã hội 5 tháng đầu năm 2022 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày 2/6, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố cho biết kế hoạch đầu tư công năm 2022 của thành phố được Hội đồng Nhân dân Thành phố thông qua với tổng số vốn hơn 44.987 tỷ đồng.
TP Hồ Chí Minh: Giải ngân vốn đầu tư công còn thấp

TP Hồ Chí Minh: Giải ngân vốn đầu tư công còn thấp

Sáng nay, UBND TP Hồ Chí Minh họp phiên tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp tháng 8 năm 2022. Một trong những nội dung được đưa ra thảo luận nhiều nhất là giải ngân đầu tư công của thành phố thấp, mới giải ngân 26%.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...