7 điểm đến tuyệt vời tại Ấn Độ cho những ai thích du lịch đi bộ đường dài

Tận dụng địa hình núi hiểm trở, Ấn Độ đã mang đến nhiều cơ hội khám phá thiên nhiên cho những du khách năng động và thích tận hưởng vẻ đẹp của tự nhiên dưới hình thức du lịch đi bộ đường dài...

7 điểm đến tuyệt vời tại Ấn Độ cho những ai thích du lịch đi bộ đường dài

Ấn Độ là một trong những điểm đến mơ ước của những người thích đi bộ đường dài. Những du khách đi bộ đường dài có thể bắt gặp những đỉnh núi cao chót vót của dãy Himalaya hùng vĩ hay những vùng đồng bằng nhấp nhô ở khu vực phía bắc Ấn Độ.

Dịch vụ du lịch đi bộ đường dài đang phát triển ở Ấn Độ, từ những chuyến đi bộ nhanh chóng đến những chuyến du ngoạn nhiều ngày. Có rất nhiều những điểm đến tuyệt vời cho những chuyến du lịch đi bộ đường dài này.

Buran Ghati ở bang Himachal Pradesh

Con đường đi bộ tới Buran Ghati có độ dài 37km, để khám phá hết con đường này những du khách sẽ phải đi bộ mất 7 ngày.

Cảnh quan suốt quãng đường không bao giờ nhàm chán khi du khách được băng qua rừng sâu để đến những đồng cỏ xanh rộng lớn hay băng qua những con suối róc rách dưới bóng của những đỉnh núi phủ đầy tuyết.

a1-6154.png

Trong quãng đường dài 37km, những du khách sẽ phải trải qua một đoạn đường 4km có khí hậu vô cùng khắc nghiệt.

Chuyến phiêu lưu này thú vị hơn nữa khi có điểm đến là ngôi làng Barau xanh tươi, đây được coi là địa điểm đặc biệt nhất trong cuộc phiêu lưu này.

Thung lũng Dzukou ở Nagaland

Nằm giữa biên giới Manipur và Nagaland ở phía đông bắc Ấn Độ, thung lũng Dzukou như một tấm thảm xanh khổng lồ hàng ngàn năm với vô vàn các loài hoa, bao gồm cả loài hoa quý hiếm Dzukou Lily màu hồng chỉ có tại nơi đây.

2-1549.png

Để khám phá thung lũng Dzukou, những nhà phiêu lưu phải đi bộ 9km chỉ trong vòng 1 ngày. Tháng 7 là mùa hoa cao điểm nhưng thung lũng lại đẹp rực rỡ nhất vào mùa hè.

Để đến được đỉnh của thung lũng với độ cao 2,452m so với mực nước biển, du khách phải leo lên những bậc đá thô ráp và xuyên qua một rừng cây hạt dẻ và cây sồi. Nơi đây mở ra một bức tranh toàn cảnh hấp dẫn.

Thung Lũng Kashmir

Con đường đến thung lũng Kashmir được coi là tuyến đường tuyệt vời nhất Ấn Độ với chiều dài 63km, chuyến đi này đi qua ba con đèo cao của dãy Himalaya và đi qua 7 hồ nước.

1-9424.png

Du khách có thể khám phá con đường này từ tháng 7 đến tháng 9 trong năm. Tuyệt vời nhất trong chuyến đi này là khung cảnh ngoạn mục của hồ Satsar rộng lớn và hồ đôi Gangabal, Nundkol.

Goechala ở Sikkim

Goechala là một trong những khung cảnh được xếp vào hàng tuyệt phẩm nhất Ấn Độ. Với độ cao trung bình 3.048m, những con đường đi bộ tại đây vô cùng dốc và khó khăn. Thêm vào đó, du khách phải đi qua 3 cây cầu treo bắc qua các hẻm núi sâu.

3-6436.png

Điều thực sự đọng lại trong lòng du khách sau chuyến đi này là quang cảnh của Kangchenjunga, đỉnh núi cao thứ ba thế giới.

Tuyến đường này cũng đi qua Công viên Quốc gia Khangchendzonga, có rất nhiều các động vật hoang dã tại đây như gấu trúc đỏ, cừu xanh, báo tuyết và gà lôi huyết.

Thung lũng hoa ở Uttarakhand

Một thảm hoa dại quý hiếm và kỳ lạ là cảnh quan đặc trưng trên chuyến đi đầy mơ mộng này. Thời điểm tốt nhất để đi du lịch đi bộ đường dài qua thung lũng hoa Uttarakhand là vào mùa gió mùa từ tháng 7 đến tháng 9.

4-3754.png

Đây là một trong những thung lũng được UNESCO công nhận là di sản thế giới với hơn 500 loài hoa mọc trên những ngọn núi cao.

Đèo Hampta tại Himachal Pradesh

Đèo Hampta đã tạo nên một con đường giữa Thung lũng Kullu xanh tươi và các sa mạc cằn cỗi cao độ Lahaul, Spiti. Với độ cao 4.270 m so với mực nước biển, khung cảnh khi đứng trên đèo Hampta rất tuyệt vời.

5-4556.png

Có rất nhiều điểm nổi bật trên con đường di chuyển tới đèo Hampta, nhưng du khách sẽ không bao giờ quên cảnh quan kỳ vĩ khi chiêm ngưỡng những đỉnh núi phủ tuyết trắng như núi Deo Tibba và núi Indrasan.

Nongriat ở Meghalaya

Chuyến đi bộ tới Nongriat bắt đầu bằng việc đi xuống hơn 3.000 bậc đá trước khi đi vào khu rừng nhiệt đới rậm rạp, nơi có nhiều bướm và côn trùng. Điểm đến cuối cùng chính là cây cầu rễ cây đặc biệt.

8-8581.png
Làng Khasi bản địa
7-6773.png
Cây cầu rễ cây được người dân làng Khasi bản địa chế tạo từ rễ cây cao su Ấn Độ

Nongriat có một trong những kỳ quan thiên nhiên gây chấn động nhất của Ấn Độ là cây cầu rễ cây sống có tuổi đời hàng kế kỷ được người dân làng Khasi bản địa chế tạo từ rễ cây cao su Ấn Độ.

Thởi điểm tốt nhất để chinh phục con đường này là từ tháng 4 đến tháng 6 vì thời tiết khi ấy ấm áp và dễ chịu. Tuy nhiên, điều kiện thời tiết khi di chuyển trên con đường này cũng vô cùng khắc nghiệt khi có những cơn mưa dày nặng hạt.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Choáng ngợp biệt thự Regal Victoria sang chảnh của Sơn Tùng M-TP

Choáng ngợp biệt thự Regal Victoria sang chảnh của Sơn Tùng M-TP

Regal Victoria được lấy cảm hứng từ hình ảnh chiếc du thuyền sang trọng vươn mình mạnh mẽ lên bầu trời. Thiết kế kiến trúc ấn tượng với những mảng tường cong đầy cảm hứng, được hoàn thiện bằng bảng vật liệu xa xỉ, tạo nên một diện mạo độc đáo và đẳng cấp hiếm có...

Hậu chiến tranh, Afghanistan trở thành điểm nóng du lịch

Hậu chiến tranh, Afghanistan trở thành điểm nóng du lịch

Dù tình hình còn nhiều bất ổn, nhưng du khách đã dần quay trở lại Afghanistan. Chính quyền Taliban cũng đang nỗ lực để thu hút khách du lịch nước ngoài, coi đây là một trong những giải pháp quan trọng nhằm vực dậy nền kinh tế đang gặp khó khăn…

Ẩm thực fine dining: Từ bình thường tới phi thường

Ẩm thực fine dining: Từ bình thường tới phi thường

Không ngoa khi nói rằng, thưởng thức ẩm thực cao cấp cũng là thực hiện một hành trình cảm quan và trí tuệ. Nắm bắt được những câu chuyện phía sau, chúng ta sẽ trân trọng hơn những tầng hương vị phức tạp và mỹ cảm nghệ thuật trong từng món ăn, thưởng thức không chỉ cái ngon lành tức thời, mà còn cả kiến thức và nét tài hoa đã được truyền qua nhiều thế hệ...

Để du lịch Việt Nam thoát khỏi vòng xoáy “tour 0 đồng”

Để du lịch Việt Nam thoát khỏi vòng xoáy “tour 0 đồng”

Dù không thể "xóa sổ" hoàn toàn mô hình "tour du lịch 0 đồng" nhưng với những giải pháp quản lý minh bạch, siết chặt pháp lý và đặt quyền lợi du khách làm trung tâm, Việt Nam hoàn toàn có thể hạn chế tác hại và nâng tầm chất lượng điểm đến...