8 tháng năm 2024 CPI tăng hơn 4%, tổng mức bán lẻ tăng 8,5%

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết, bình quân 8 tháng năm 2024, CPI tăng 4,04% so với cùng kỳ năm trước, còn tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước...

CPI ổn định trong tháng 8/2024
CPI ổn định trong tháng 8/2024

Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2024. Theo đó, tháng 8/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ổn định so với tháng trước. So với tháng 12/2023, CPI tháng 8 tăng 1,89% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,45%. Bình quân 8 tháng năm 2024, CPI tăng 4,04% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,71%.

Dù CPI tháng 8/2024 ổn định, song trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm có chỉ số giá tăng nhẹ; riêng nhóm giao thông giảm giá so với tháng trước.

Mười nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm: Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác; nhóm thuốc và dịch vụ y tế; nhóm bưu chính, viễn thông tăng; nhóm đồ uống và thuốc lá; nhóm giáo dục; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình; nhóm may mặc, mũ nón và giày dép.

Ảnh màn hình 2024-09-06 lúc 09.47.12.png

Riêng nhóm giao thông giảm 1,98%, chủ yếu do giá dầu diezen giảm 7,05%; giá xăng trong nước giảm 5,83% bởi ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong tháng; giá vận tải hành khách bằng đường sắt giảm 4,09%...

Lạm phát cơ bản tháng 8/2024 tăng 0,24% so với tháng trước, tăng 2,53% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 8 tháng năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,71% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức tăng CPI bình quân chung (4,04%), chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế và xăng dầu là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Đối với bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng thì nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước phục hồi, cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng của ngành thương mại dịch vụ từ đầu năm đến nay.

Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 tăng nhẹ 0,4% so với tháng trước và tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 14,3%; doanh thu du lịch lữ hành tăng 26,2%.

Ảnh màn hình 2024-09-06 lúc 09.46.49.png

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tháng 8/2024 ước đạt 526,6 nghìn tỷ đồng, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 4.148,4 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa 8 tháng năm 2024 ước đạt 3.199,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 77,1% tổng mức và tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước (loại trừ yếu tố giá tăng 4,6%). Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 8 tháng năm 2024 ước đạt 481,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,6% tổng mức và tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước.

Còn doanh thu du lịch lữ hành 8 tháng năm 2024 ước đạt 40,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,0% tổng mức và tăng 26,2% so với cùng kỳ năm trước. Cuối cùng, doanh thu dịch vụ khác 8 tháng năm 2024 ước đạt 426,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,3% tổng mức và tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương bồi thường tổn thất do bão số 3

Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương bồi thường tổn thất do bão số 3

Hoàn lưu bão số 3 đang gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc. Con số thương vong của khách hàng các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ dự kiến sẽ còn tăng. Đây là tổn thất không thể bù đắp của khách hàng, đồng thời cũng là điều mà các doanh nghiệp bảo hiểm không muốn...