9 tháng mới hoàn thành... 9% kế hoạch kinh doanh, tương lai nào cho HANCorp?

Kết thúc 9 tháng năm 2019, HANCorp ghi nhận 9 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm mạnh 79% so với cùng kỳ và chỉ hòa thành được 9% kế hoạch kinh doanh năm. Bên cạnh đó, công ty còn tồn đọng hàng trăm tỷ đồng nợ khó đòi, các khoản đầu tư có nguy cơ mất vốn.
9 tháng mới hoàn thành... 9% kế hoạch kinh doanh, tương lai nào cho HANCorp?

Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội – CTCP (HANCorp, mã: HAN) vừa công bố BCTC hợp quý III và 9 tháng năm 2019 với những con số gây thất vọng.

Theo đó, chỉ tính riêng quý III/2019, doanh thu thuần công ty đạt 791 tỷ đồng, tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm 2018; lợi nhuận sau thuế của HANCorp đạt 1,8 tỷ đồng, cải thiện nhiều so với cùng kỳ năm ngoái lỗ ròng 1,7 tỷ đồng.

Nhiều con số tài chính đáng ngại

Lũy kế 9 tháng năm 2019, doanh thu thuần của HANCorp đạt 1.699 tỷ đồng, giảm 15% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó khoản doanh thu kinh doanh bất động sản giảm mạnh 27 lần, đạt hơn 33 tỷ đồng. Tuy nhiên, bù lại, HANCorp ghi nhận có phát sinh thêm doanh thu bán hàng cung cấp vật tư hơn 466 tỷ đồng.

Đáng chú ý, doanh thu từ hoạt động tài chính trong 9 tháng qua của công ty lại giảm mạnh 72% so với cùng kỳ năm trước, lỗ hơn 18 tỷ đồng. Nguyên nhân do kỳ này HANCorp không còn phát sinh thu nhập chuyển nhượng khoản đầu tư gần 42 tỷ đồng như cùng kỳ năm 2018.

Sau khi trừ đi các chi phí, HANCorp ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 9 tỷ đồng, giảm mạnh 79% so với 9 tháng năm 2018 và mới hoàn thành được 9% mục tiêu kế hoạch cả năm.

Lợi nhuận sau thuế thu về ghi nhận gần 6 tỷ đồng, chỉ bằng 1/7 kết quả đạt được cùng kỳ năm ngoái.

Tính đến ngày 30/9, tổng tài sản của công ty giảm 12% còn 6.053 tỷ đồng. Nợ phải trả của Công ty này đang ở mức 4.315 tỷ đồng. Trong đó nợ ngắn hạn chiếm hơn 95%, ghi nhận 4.113 tỷ đồng.

Cũng theo BCTC của HANCorp, tại thời điểm cuối quý III/2019, tổng số dư ác khoản nợ xấu (các khoản phải thu, cho vay quá hạn thanh toán hoặc chưa quá hạn nhưng khó có khả năng thu hồi) là 217,55 tỷ đồng.

Nếu như tại thời điểm đầu năm 2019, Hancorp đánh giá có thể thu hồi được 116 tỷ đồng từ các khoản nợ xấu này, thì sau 9 tháng, Hancorp dự tính chỉ có thể thu hồi được 60 tỷ đồng.

Một số khoản nợ xấu phải thu lớn của Hancorp có thể kể đến hơn 67,6 tỷ đồng với CTCP Xây dựng Hancorp 2; gần 36 tỷ đồng với CTCP Đầu tư và Phát triển xây dựng; 29 tỷ đồng từ CTCP Cơ khí và Xây dựng; các đối tượng khác là hơn 85 tỷ đồng.

Cũng liên quan đến các khoản phải thu, tại BCTC bán niên kiểm toán của HANCorp, đơn vị kiểm toán cũng cho biết, tại thời điểm 30/6/2019, công ty vẫn còn 20,2 tỷ đồng số dư công nợ phải thu của Tổng công ty chưa được đối chiếu, xác nhận.

Không chỉ phát sinh các khoản nợ xấu, Hancorp cũng đang phải trích lập dự phòng cho các khoản góp vốn vào các đơn vị khác, tính đến ngày 30/9 là gần 73,2 tỷ đồng. Trong đó có khoản góp 44 tỷ đồng vào CTCP Đầu tư và Phát triển xây dựng nhưng đã phải trích lập dự phòng 40,8 tỷ đồng. Hay khoản góp 32,5 tỷ đồng vào CTCP SAHABAK đang phải trích lập dự phòng 13 tỷ đồng.

Nhận bàn giao đã 4 năm nhưng người mua nhà tại Dự án Khu đoàn ngoại giao vẫn chưa được nhận sổ đỏ
Nhận bàn giao đã 4 năm nhưng người mua nhà tại Dự án Khu đoàn ngoại giao vẫn chưa được nhận sổ đỏ

“Lùm xùm” uy tín

Bên cạnh những vấn đề liên quan đến kết quả kinh doanh, thời gian gần đây HANCorp còn bị mất uy tín đối với khách hàng khi nhập nhèm trong công tác chuyển nhượng dự án khu Đoàn ngoại giao (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) khiến người mua nhà “mòn mỏi” chờ đợi sổ đỏ.

Theo thông báo của UBND TP. Hà Nội, dự án Khu đô thị Đoàn ngoại giao của Hancorp làm chủ đầu tư, có việc chuyển nhượng hạ tầng kỹ thuật, chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư thứ cấp nhưng chưa hoàn thiện thủ tục, dẫn đến không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở cho người mua nhà tại dự án. Một số nhà đầu tư thứ cấp không đủ điều kiện triển tiếp tục triển khai dự án.

Được biết, dự án khu Đoàn ngoại giao có diện tích 62,8ha, mục đích xây dựng là để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển khu Đoàn ngoại giao cho Đại sứ quán các nước tại Việt Nam, văn phòng của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, khu ở cho người nước ngoài tại Hà Nội.

Dự án nổi tiếng là khu đô thị có mật độ xây dựng thấp, 30-33%, còn lại 70% là khu công viên cây xanh, hồ điều hòa, công trình công cộng…

Tuy nhiên, thời gian vừa qua tại đây liên tục nóng lên vấn đề về điều chỉnh quy hoạch, vấn đề sổ đỏ cũng khiến cư dân tại đây bức xúc. Thực tế, có những hộ dân nhận bàn giao nhà, ở đây từ năm 2015, nhưng đến nay đã gần 4 năm vẫn chưa được bàn giao sổ đỏ.

Ngoài ra, hồi tháng 4 vừa qua, kiểm toán Nhà nước đã phát hiện nhiều sai phạm trong cổ phần hóa của Hancorp như chưa xác định lại kết quả kinh doanh các dự án bất động sản; quyết toán dự án khi chưa hoàn thành...

Xem thêm

SCB công bố kết quả kinh doanh Quý III

SCB công bố kết quả kinh doanh Quý III

Trong quý III/2018, mặc dù đa số các hoạt động kinh doanh có kết quả khả quan hơn nhưng lợi nhuận của SCB không tăng nhiều do phải tăng mạnh chi phí cho dự phòng rủi ro.

Có thể bạn quan tâm

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...