ABBank, VIB và 2 ngân hàng quốc doanh tiết lộ những "đại gia" sở hữu trên 1% vốn điều lệ

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có khoảng 10 ngân hàng công bố thông tin về cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 1/7/2024...

best-banks-2021-40543452-8588.jpeg

ABBank, VIB, Vietcombank và VietinBank là những ngân hàng tiếp theo công bố thông tin về cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên. Trong số này có nhiều cái tên đáng chú ý.

16 CÁ NHÂN VÀ 3 TỔ CHỨC SỞ HỮU GẦN 67% VỐN ĐIỀU LỆ ABBANK

Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBank - mã chứng khoán: ABB) vừa công bố danh sách cổ đông nắm trên 1% vốn điều lệ theo yêu cầu của Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Số liệu sở hữu cổ phần được căn cứ theo kê khai của các cổ đông tính đến ngày 31/7/2024.

Theo ABBank, ngân hàng đang có 19 cổ đông, trong đó 16 cổ đông cá nhân và 3 cổ đông tổ chức, nắm giữ hơn 689 triệu cổ phần, tương đương tỷ lệ sở hữu gần 67% vốn điều lệ ngân hàng.

Cụ thể, ba cổ đông tổ chức sở hữu gần 348 triệu cổ phiếu, chiếm 33,6% vốn điều lệ ABBank. Trong đó, cổ đông chiến lược Malayan Banking Berhad (Maybank) sở hữu 169,6 triệu cổ phần, tương ứng 16,39% vốn điều lệ, và là cổ đông có tỷ lệ sở hữu cao nhất tại ABBank.

Kế đến là Tập đoàn Geleximco nắm 132,2 triệu cổ phần ABB, tương ứng tỷ lệ sở hữu 12,78%; người liên quan đến tập đoàn nắm hơn 48 triệu cổ phiếu, tương ứng 4,65%. Đồng thời, Công ty Cổ phần Glexhomes sở hữu 45,8 triệu cổ phiếu, tức 4,43% vốn và người liên quan nắm 0,03% vốn ngân hàng, tương đương 340 nghìn cổ phiếu.

Trong 16 cổ đông cá nhân sở hữu từ 1% vốn điều lệ ABBank, bà Vũ Thị Hải Yến là cổ đông có tỷ lệ sở hữu cao nhất với hơn 43,8 triệu cổ phần, tương ứng tỷ lệ sở hữu là 4,23%; số lượng cổ phần của người liên quan không đáng kể.

Kế tiếp là bà Kiều Thị Liễu sở hữu 3,54%, tương ứng 36,6 triệu cổ phiếu. Các cổ đông cá nhân sở hữu từ 2% gồm có ông Tô Tuấn Anh (2,5%); bà Tạ Thị Hồng Hà (2,28%), ông Phạm Thanh Tuân (2,2%), bà Phạm Thị Hương Ly (2,19%), bà Vũ Thị Minh Phương (2,64%).

Đáng chú ý là, Chủ tịch Hội đồng quản trị ABBank là ông Đào Mạnh Kháng, không nằm trong danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ ngân hàng.

Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Geleximco hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị của ABBank, cũng không nằm trong danh sách cá nhân sở hữu từ 1% vốn điều lệ ABBank. Theo báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm, ông Vũ Văn Tiền chỉ sở hữu gần 3,8 triệu cổ phiếu ABB, tương đương 0,366%.

Ông Vũ Văn Hậu (em trai ông Vũ Văn Tiền) sở hữu hơn 20 triệu cổ phiếu ABB, tương đương 1,96% vốn cổ phần ngân hàng. Người liên quan ông Vũ Văn Hậu sở hữu gần 160 triệu cổ phần ABBank (15,45%).

CHỦ TỊCH VIB ĐẶNG KHẮC VỸ VÀ NGƯỜI LIÊN QUAN NẮM HƠN 20% VỐN VIB

Trước đó không lâu, Ngân hàng Quốc tế (VIB) đã công khai danh sách cổ đông nắm từ 1% vốn điều lệ,

Trong nhóm nắm trên 5% vốn, Commonwealth Bank (CBA) là cổ đông lớn nhất với hơn 503 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu 19,84%.

17 cổ đông còn lại bao gồm 13 cá nhân và 4 doanh nghiệp trong nước, sở hữu tổng cộng 53% vốn điều lệ VIB.

Trong đó, ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch Hội đồng quản trị VIB cùng người có liên quan nắm tổng cộng hơn 20% vốn ngân hàng. Ông Vỹ nắm 4,96% vốn, vợ ông là bà Trần Thị Thảo Hiền sở hữu 4,93%. Hai doanh nghiệp khác có liên quan trực tiếp, do ông Vỹ nắm cổ phần chi phối là Công ty Cổ phần Beston sở hữu 4,68%, Công ty Funderra nắm 4,68% vốn ngân hàng...

Ngoài ông Vỹ, một cá nhân khác cũng nắm giữ lượng lớn cổ phiếu VIB là ông Đỗ Xuân Hoàng, Thành viên Hội đồng quản trị VIB. Cá nhân ông Hoàng sở hữu 4,95% vốn VIB. Còn nếu tính thêm cả người có liên quan, tỷ lệ sở hữu của ông và người thân tại VIB là hơn 9%.

Các cổ đông cá nhân còn lại gồm ông Vũ Huy Hoàng nắm 4,8% vốn; bà Tống Ngọc Mỹ Tâm nắm 3,3% vốn; bà Vũ Hương Giang nắm 2,73% vốn; bà Đặng Thị Thu Hà nắm 2,8% vốn; bà Đặng Thu Hương nắm 1,9% vốn; bà Nguyễn Thùy Nga nắm 2,5% vốn; bà Nguyễn Thị Thu Trang nắm 2,6% vốn.

Ngoài ra, Công ty Cổ phần Uniben - đơn vị sở hữu thương hiệu mì gói 3 miền, Reera nắm 2,62% vốn nhà băng. Công ty Cổ phần cơ điện lạnh (REE) cũng đang nắm gần 2% vốn ngân hàng.

NHỮNG CỔ ĐÔNG SỞ HỮU TRÊN 1% VỐN TẠI VIETINBANK VÀ VIETCOMBANK?

Trong số những ngân hàng đã công bố những cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên theo quy định, trong đó có nhóm ngân hàng thương mại nhà nước. Tính đến hiện nay đã có 2 "ông lớn" trong nhóm này là Vietcombank và VietinBank đã công bố danh sách này.

Tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank – mã chứng khoán: CTG) ngoại trừ Ngân hàng Nhà nước nắm giữ hơn 64,46% vốn thì ngân hàng này có 3 cổ đông đang sở hữu tổng cộng gần 1,2 tỷ cổ phiếu, tương đương 21,95% vốn điều lệ.

Cụ thể, MUFG Bank đang nắm giữ hơn 1 tỷ cổ phiếu CTG, tương ứng 19,73% vốn điều lệ ngân hàng và là tổ chức nắm giữ nhiều cổ phiếu CTG nhất. Cùng thời điểm công bố, Công đoàn VietinBank nắm giữ 61,6 triệu cổ phiếu VietinBank, tương ứng 1,15% vốn điều lệ.

Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân Thọ Prudential Việt Nam sở hữu 57,6 triệu cổ phiếu CTG, tương ứng 1,07% vốn điều lệ. Người liên quan của cổ đông này cũng sở hữu gần 3 triệu cổ phiếu CTG, chiếm khoảng 0,05% vốn ngân hàng.

Ngân hàng thứ hai trong nhóm Big 4 cũng mới công bố danh sách cổ đông sở hữu trên 1% vốn là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank – mã chứng khoán: VCB).

Theo đó, trong cơ cấu cổ đông của Vietcombank, Ngân hàng Nhà nước đang sở hữu 74,8% vốn điều lệ, tương ứng hơn 2,77 tỷ cổ phiếu VCB và cổ đông chiến lược Mizuho Corporate Bank. LTD đang nắm giữ 556 triệu cổ phiếu VCB, tương đương 15% vốn của ngân hàng này.

Còn lại chỉ có một tổ chức nắm giữ trên 1% vốn tại Vietcombank là Quỹ đầu tư Chính phủ Singapore (GIC) với số cổ phần sở hữu là hơn 93,3 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 1,67% vốn điều lệ.

Đến nay, đã có một loạt ngân hàng thương mại công bố thông tin về cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ như OCB, MSB, HDBank, LPBank, VPBank, Kienlongbank…

Theo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi, các ngân hàng phải công khai thông tin cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ; danh sách người có liên quan cũng được mở rộng nhiều so với trước. Luật mới cũng giảm giới hạn tỉ lệ sở hữu của cổ đông là tổ chức từ 15% xuống 10%; cổ đông và người có liên quan giảm từ 20% xuống 15%.

Kể từ ngày 1/7/2024, cổ đông và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt trần theo quy định mới vẫn được duy trì nhưng không được phép tăng thêm, trừ trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu.

Xem thêm

Lộ diện loạt đại gia sở hữu hơn 1% vốn BVBank

Lộ diện loạt đại gia sở hữu hơn 1% vốn BVBank

Theo danh sách được BVBank công bố cho thấy, sở hữu từ 1% vốn trở lên tại ngân hàng này không có tổ chức nào mà chỉ có 9 cá nhân với tổng số lượng cổ phiếu BVB đang sở hữu là 89,26 triệu đơn vị, tương đương 17,792% vốn điều lệ ngân hàng...

Cổ đông ngân hàng “bội thu” cổ tức

Cổ đông ngân hàng “bội thu” cổ tức

Thời gian qua, nhiều ngân hàng đã hoàn tất thực hiện chi trả cổ tức bằng cả tiền mặt lẫn cổ phiếu cho cổ đông để đẩy mạnh tăng vốn, nâng cao năng lực tài chính…

GELEX được chấp thuận mua cổ phần Eximbank

GELEX được chấp thuận mua cổ phần Eximbank

GELEX sẽ được mua cổ phần của Eximbank thông qua phương thức giao dịch khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận qua hệ thống giao dịch chứng khoán của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM trong năm 2024...

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...