Ai đang dẫn đầu ngành bảo hiểm?

Cuộc cạnh tranh chia lại thị phần thị trường bảo hiểm ngày càng gay gắt, vị trí của những doanh nghiệp dẫn đầu đã có nhiều thay đổi trong 2 năm qua.
Ai đang dẫn đầu ngành bảo hiểm?

Từ sân chơi áp đảo của những "ông lớn" nước ngoài mảng bảo hiểm nhân thọ, một đại diện của Việt Nam nay đã vươn lên top 1 về thị phần.

Theo báo cáo của Cục quản lý giám sát bảo hiểm, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường 2 tháng đầu năm 2018 ước đạt 16.587 tỷ đồng, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ (BHPNT) ước đạt 7.271 tỷ đồng, tăng 17,55% so với cùng kỳ năm 2017 và doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ (BHNT) ước đạt 9.316 tỷ đồng tăng 33,34% so với cùng kỳ năm 2017. 

Đối với bảo hiểm phi nhân thọ, dẫn đầu thị trường về doanh thu phí gốc là Bảo Việt với doanh thu ước đạt 1.682 tỷ đồng, tăng 34,46%, chiếm thị phần 23,13%. Tiếp đến là PVI (1.137 tỷ đồng, tăng 13,89%, chiếm thị phần 15,64%), PTI (588 tỷ đồng, tăng 16,41%, chiếm thị phần 8,09%), Bảo Minh (545 tỷ đồng, tăng 5,14%, chiếm thị phần 7,50%), PJICO (395 tỷ đồng, tăng 3,48%, chiếm thị phần 5,43%). 

Trong khi đó, trên thị trường BHNT, thị phần doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới 2 tháng đầu năm 2018 chủ yếu nằm trong tay 5 doanh nghiệp lớn: Bảo Việt Nhân thọ, Dai-ichi, Manulife, Prudential, AIA. Trong đó, Bảo Việt Nhân thọ có thị phần lớn nhất với 25,41%, theo sau lần lượt là Dai-ichi (15,89%), Manulife (12,8%), Prudential (12,7%), AIA (10,63%), Generali (5,28%), Chubb (3,4%), Hanwha (3,01%), MB Ageas 2,47%, Sun Life 1,93%.

Có thể thấy, Bảo Việt tiếp tục dẫn đầu về doanh thu phí bảo hiểm lẫn doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới trong vòng hơn 1 năm trở lại đây. Đây là một quá trình không dễ dàng gì với Bảo Việt khi trước đó 2 năm, Bảo hiểm Bảo Việt vẫn còn đứng sau PVI trên lĩnh vực BHPNT. Còn trên thị trường BHNT, Bảo Việt Nhân thọ cũng chỉ đứng thứ 2, là doanh nghiệp nội duy nhất, phải cạnh tranh suýt soát về thị phần với 4 ông lớn nước ngoài là Prudential, Manulife, AIA, Dai-ichi.

Mới công bố về kết quả kinh doanh Quý 1, Bảo Việt Nhân thọ cho biết ghi nhận tổng doanh thu ước đạt 7.170 tỷ đồng (tăng 53,1%), trong đó doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 4.623 tỷ đồng (tăng 28,7%). Trong khi đó, ở lĩnh vực BHPNT, Bảo hiểm Bảo Việt cho biết tổng doanh thu đạt 2.783 tỷ đồng, tăng 31%. Doanh thu phí bảo hiểm gốc tăng 31,7% so với cùng kỳ. Doanh thu từ hoạt động tài chính đạt 37,9% kế hoạch năm, tăng trưởng 18,8%.

Tốc độ tăng trưởng vượt trội của Bảo Việt đang ngày càng củng cố cho vị trí dẫn đầu của mình. Tuy nhiên, dài hạn hơn trong vài năm tới vẫn chưa thể nói trước được điều gì, cuộc canh tranh chia lại thị phần sẽ ngày càng gay gắt, "miếng bánh" thị trường bảo hiểm có thể sẽ còn nhiều xáo trộn. 

Mảng bảo hiểm nhân thọ được đánh giá vẫn còn nhiều dư địa, việc khai thác bảo hiểm qua kênh Bancassurance hiện cũng mới chỉ mới đạt 6% tổng doanh thu của ngành trong khi trên thế giới tỷ lệ này là 70%. Do đó, sự tham gia hợp tác của các ngân hàng lớn được dự báo sẽ vừa thúc đẩy, đồng thời tác động không nhỏ tới thị phần của thị trường bảo hiểm. Trong khi Bảo Việt gần đây đã ký kết với OCB thì trước đó Prudential hợp tác với VIB, Maritime Bank; Dai-ichi hợp tác với Sacombank, SHB; Manulife hợp tác với Techcombank; AIA với VPBank và DongABank,... 

Ở thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, sự bứt phá của Bảo Việt đến từ sự tăng trưởng của mảng bán lẻ, đồng thời đối thủ hàng đầu là PVI chậm lại do khó khăn ở ngành dầu khí. Tuy nhiên, vị trí của Bảo Việt có duy trì được lâu hay không khi PVI sẽ không dễ từ bỏ vị trí dẫn đầu, các doanh nghiệp bảo hiểm khác cũng đã bắt đầu gia tăng kinh doanh mảng bán lẻ, đặc biệt ở sản phẩm bảo hiểm cơ giới và bảo hiểm sức khỏe.

Dư địa còn nhiều, sân chơi sẽ không còn chỉ thuộc về những ông lớn, nhiều cái tên mới như Generali, Hanwhalife, Sunlife… cũng đang đặt mục tiêu mở rộng thị phần để chen chân vào top 5 trong vòng vài năm tới. Họ đều đang liên tục phát triển mạng lưới, kênh phân phối, tung ra những sản phẩm mới cũng như thay đổi cách thức tiếp cận người tiêu dùng...

Theo Trí thức trẻ

>> Tập đoàn Bảo Việt lọt Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Vinpearl lọt top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á

Vinpearl lọt top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á

Với sự nỗ lực không ngừng, Vinpearl đã đạt được một cột mốc đáng ghi nhớ khi lọt top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á. Thành công này là kết quả của quá trình đầu tư mạnh mẽ vào chất lượng dịch vụ, không ngừng đổi mới và mở rộng quy mô.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao biểu trưng Thương hiệu quốc gia cho đại diện VNPT VinaPhone

VinaPhone 5G và MyTV được công nhận là Thương hiệu quốc gia

VinaPhone 5G và MyTV vừa vinh dự được công nhận là Thương hiệu Quốc gia, đây là kết quả xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của VNPT trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và khẳng định vị thế hàng đầu trên thị trường...

AkzoNobel ra mắt sơn ngoại thất siêu cao cấp dành cho các biệt thự

AkzoNobel ra mắt sơn ngoại thất siêu cao cấp dành cho các biệt thự

AkzoNobel vừa chính thức giới thiệu đến người tiêu dùng dòng sơn ngoại thất Dulux Weathershield Royal Shine với tính năng tự làm sạch độc đáo. Đây là dòng sơn sở hữu công nghệ Hybrid Mineral tiên tiến, mang đến giải pháp bảo vệ vượt trội lên tới 12 năm dành cho phân khúc dinh thự cao cấp.

ROX Group xuất sắc nhận “cú đúp” giải thưởng tại APEA 2024

ROX Group xuất sắc nhận “cú đúp” giải thưởng tại APEA 2024

Chiến lược tái định vị thương hiệu ấn tượng cùng nỗ lực khẳng định vị thế trong nước và quốc tế đã giúp ROX Group ghi tên mình vào bảng vàng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” và “Thương hiệu truyền cảm hứng” của Asia Pacific Enterprise Awards (APEA) 2024...

Tetra Pak kỷ niệm 30 năm thành lập

Tetra Pak kỷ niệm 30 năm thành lập Tetra Pak Việt Nam

Với sứ mệnh "Bảo vệ chất lượng tốt: Thực phẩm, con người và hành tinh", Tetra Pak luôn hướng tới một tương lai bền vững, cung cấp thực phẩm an toàn và chất lượng, thúc đẩy hợp tác trong ngành, và dẫn dắt chuyển đổi bền vững mang lại lợi ích lợi tốt đẹp cho cộng đồng và môi trường.