An toàn thực phẩm lại "nóng" nghị trường

Phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội mới đây có rất nhiều ý kiến, trăn trở về vấn đề an toàn thực phẩm, sức khoẻ người dân.
An toàn thực phẩm lại "nóng" nghị trường

Trong đó, đáng chú ý là ý kiến của Đại biểu Trần Thị Dung (Điện Biên): “Những năm gần đây, kỳ họp Quốc hội nào cũng rất nóng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), chăm sóc sức khoẻ người dân”.

Và bà đã dẫn ra ví dụ cụ thể về hệ quả của vấn đề mất VSATTP.

“Tôi thấy số lượng người bị chẩn đoán, kết luận các dấu hiệu liên quan đến ung bướu, rồi K rất đông, qua bệnh viện nào cũng thấy không đủ sức phục vụ, điều trị hết cho số bệnh nhân lớn như vậy. Trước đây, y bác sĩ điều trị thường phải cân nhắc, khổ sở tìm cách thông báo, dù chỉ là với gia đình bệnh nhân về tin xấu. Nhưng đến giờ, thậm chí với cả bệnh nhân dưới 18 tuổi, bác sĩ cũng nói thẳng thừng. Có lẽ hàng ngày, bác sĩ đã quá “trơ” với việc tuyên bố kết luận một người có u, có hạch ác tính rồi nên chuyện báo với người bệnh những tin dữ như vậy cũng đã trở thành bình thường?”

Dư luận thấy vui, nếu không nói là ấm lòng khi đích thân những vị đại biểu dám đứng lên nói những vấn đề bức xúc, vấn đề dân sinh cấp thiết với cuộc sống con người. Đặc biệt là “bóng ma” thực phẩm bẩn vẫn len lỏi, lởn vởn quanh cuộc sống mỗi chúng ta, đe dọa nghiêm trọng đến vấn đề sức khỏe của nhân dân. Đến mức mà bác sĩ “trơ” với việc công bố người này có u ác tính, người kia có bệnh ung thư là hiểu được phần nào thực tế rồi.

Nếu như trước đây, những vấn đề VSATTP chỉ dừng lại ở các hành vi vi phạm quy định như: hàn the trong đồ ăn sẵn, phẩm màu công nghiệp trong bánh mứt, formal trong phở, để tẩy ướp thủy hải sản, hay chất 3-MCPD trong nước tương đã làm nhiều người choáng váng, vứt bỏ những thức ăn, gia vị đã quen sử dụng trong nhiều năm. Thì giờ đây, vấn đề hết sức nghiêm trọng trên rất nhiều phương diện điển hình như: Sản xuất rau quả, chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, thủy sản; chế biến thực phẩm; bếp ăn tập thể, dịch vụ thức ăn đường phố; kiểm soát thực phẩm qua biên giới và trên thị trường.

Nhiều vụ việc, kiểu vi phạm đã xuất hiện một cách tinh vi hơn để tung hàng kém chất lượng ra thị trường. Thậm chí, nhiều người trong số chúng ta khi ăn chỉ nhìn món ăn sau khi chế biến rất ngon lành, mà đâu ngờ rằng trước đó nó là cái gì? Là một con cá tươi ngon hay chỉ là một đống thịt đang lúc phân hủy.

Bên cạnh đó, môi trường sống của người dân xuống cấp, rồi vấn đề ô nhiễm nguồn nước, không khí… khiến bệnh tật phát sinh, sức khoẻ người dân bị ảnh hưởng trực tiếp.

Có thể nói, ngày nay, đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa, kinh tế phát triển khiến nhu cầu của người dân càng ngày càng cao. Không còn đơn thuần là vấn đề ăn no, mặc ấm nữa mà lại trở thành ăn ngon, mặc đẹp.

Tuy nhà nước ta đã có nhiều chính sách quan tâm đến sức khỏe nhân dân nhưng vẫn chưa đủ. Chưa thực sự quyết tâm thực hiện tốt công tác này, dẫn đến còn tồn tại nhiều bất cập.

Vì vậy chúng ta cần có biện pháp cấp thiết để khắc phục tình trạng này: Ví như, sản xuất phải chuyên nghiệp, sạch sẽ từ khâu trồng trọt đến sản xuất và tiêu thụ; Cần có nhiều cán bộ, tổ chức vệ sinh an toàn thực phẩm hơn; Chính sách nhà nước chặt chẽ hơn, có chế tài xử lí rõ ràng và nghiêm khắc hơn…

Thiết nghĩ, vấn đề VSATTP rất quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ bao gồm cả thể chất và trí tuệ, ảnh hưởng đến giống nòi người Việt Nam. Ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Do vậy, trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với chăm sóc sức khỏe nhân dân cần được nâng cao và đẩy mạnh nữa trong thời gian tới. Song song là các hộ kinh doanh, công ty, doanh nghiệp làm ăn cần có “đạo đức” hơn để tạo ra một thị trường nhân văn hoan. Đông thời, mỗi người trong chúng ta hãy làm người tiêu dùng thông minh, hãy nói không với thực phẩm bẩn nhằm tiến đến một ngày mai xanh, sạch.

Trước nhiều ý kiến của các vị đại biểu và thực tiễn hiện nay, liệu nhân dân có được “lo” về vấn đề ATVSTP một cách thiết thực hơn? Dẫu sao, dư luận vẫn đang chờ những chính sách cụ thể, thực hiện một cách quyết liệt hơn của Nhà nước trong việc bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo vệ giống nòi.

Sông Hân/Enternews.vn

enternews.vn/dan-co-duoc-lo-ve-van-de-an-toan-thuc http://enternews.vn/dan-co-duoc-lo-ve-van-de-an-toan-thuc-pham-111411.html

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…