Áp thấp mạnh thành bão sẽ khiến tình hình căng thẳng

Áp thấp nhiệt đới tại Nam Biển Đông đang diễn ra trên diện rộng và khá phức tạp. Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhấn mạnh, nếu áp thấp mạnh lên thành bão thì tình hình rất căng thẳng.
Áp thấp mạnh thành bão sẽ khiến tình hình căng thẳng

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Theo đánh giá, khu vực Trung Bộ sẽ có mưa rất to, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới. Lượng phổ biến 100-200 mm, một số nơi mưa trên 250 mm như ở Trà My 341 mm, Tam Kỳ 269 mm… Lũ trên các sông ở Quảng Nam, Quảng Ngãi đang lên.

Trong các giờ tiếp theo, áp thấp tiếp tục di chuyển theo hướng tây, vượt qua khu vực nam Cà Mau, đi sang biển Tây. Áp thấp duy trì cường độ cấp 6, ảnh hưởng tới ven biển các tỉnh Nam Bộ, đảo Thổ Chu, đảo Phú Quốc có gió giật mạnh.

Ven biển các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang có gió mạnh cấp 6-7. Từ ngày 1-2/11, Nam Bộ có mưa 100-150 mm, có nơi trên 200 mm.

Vị trí và hướng đi của 2 áp thấp nhiệt đới. Ảnh: NCHMF.

Theo ông Cường, trưa 1/11, một áp thấp nhiệt đới mới sẽ vào Biển Đông và mạnh lên thành bão, cơn bão thứ 12 trong năm 2017. Cường độ bão mạnh nhất khi sát bờ có thể tới cấp 9-10.

Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng cho biết đến 6h sáng 1/11, các thành phố ven biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang thông báo cho 51.366 tàu cùng 259.370 lao động biết vị trí, diễn biến, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới để chủ động di chuyển hoặc thoát khỏi vùng nguy hiểm.

Bên cạnh đó, tỉnh Cà Mau đang họp bàn để thực hiện lệnh cấm biển và cho học sinh nghỉ học nhằm đảm bảo an toàn về người và tránh những thiệt hại có thể xảy ra.

Ông Trần Quang Hoài, Tổng cục Trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai yêu cầu các địa phương khẩn trương thông báo các tàu thuyền còn lại vào vùng an toàn.

“Nước biển dâng cao cùng triều cường dâng cao 4-4,5 m. Chúng tôi lo ngại vào 1-2h sáng, cùng với mức thủy triều cao 4-4,2 m, có thể tràn toàn bộ hệ thống đê biển”, ông Hoài nói. Bên cạnh đó, khu vực Nam Bộ có 5 vị trí đê điều đang thi công, khả năng sẽ gây ngập lụt lớn nếu mức độ triều cường, nước biển dâng.

Trong thời gian tới, sẽ diễn ra tuần lễ cấp cao APEC nên cần chủ động và khẩn trương ứng phó với áp thấp để không ảnh hưởng đến các hoạt động và hình ảnh của Việt Nam. 

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…