Báo động tỷ lệ thất nghiệp ở độ tuổi 15-24 cao

Theo Tổng cục Thống kê, quý IV/2021 tỷ lệ thất nghiệp ở độ tuổi 15-24 giảm so với quý III/2021, nhưng đây vẫn là con số đáng báo động, điều này cho thấy các đơn vị cần đánh giá lại nguyên nhân và xem xét lại phương thức đào tạo.

Mới đây, tại buổi họp báo về Tình hình lao động, việc làm do Tổng cục Thống kê công bố, trong quý IV/2021, số lao động bị ảnh hưởng tiêu cực bởi làn sóng dịch Covid-19 đã giảm mạnh với 24,7 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị mất việc làm. So với quý trước, số lao động bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch đã giảm 3,5 triệu người.

Tỷ lệ thất nghiệp ở độ tuổi 15-24 năm 2021 cao. (Ảnh: Int)
Tỷ lệ thất nghiệp ở độ tuổi 15-24 năm 2021 cao. (Ảnh: Int)

Bản đồ lao động thay đổi?

Theo ông Phạm Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Thống kê Dân số và Lao động (Tổng cục Thống kê), trong quý IV/2021, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 50,7 triệu người, tăng khoảng 1,7 triệu người so với quý trước và giảm 1,4 triệu người so với cùng kỳ năm trước.

Số lao động có việc làm từ 15 tuổi trở lên trong quý IV/2021 là 49,1 triệu người, tăng 1,82 triệu người so với quý trước và giảm 1,79 triệu người so với cùng kỳ năm trước.

Trong tổng số 24,2 triệu người từ 15 tuổi trở lên không tham gia thị trường lao động của quý IV/2021, có 13,2 triệu người trong độ tuổi lao động, tập trung nhiều nhất ở nhóm 15-19 tuổi (gần 5,5 triệu người).

Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý IV/2021 là 3,37%, giảm 1,09 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 1,55 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Ông Nam cho biết, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị cao hơn so với khu vực nông thôn (tương ứng là 4,06% và 2,95%).

“Đây là quý thứ 3 liên tiếp thị trường lao động chứng kiến tình trạng tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn. Tình trạng này trái ngược với xu hướng thị trường lao động trong những năm trước đại dịch Covid-19”, ông Nam nói.

Một số chuyên gia cho rằng, do đại dịch Covid-19, những lao động ở thành thị làm trong khu vực chính thức bị mất việc làm, đã phải chuyển sang khu vực phi chính thức. Do vậy, bản đồ lao động đang tạm thời dịch chuyển, khu vực thành thị tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nông thôn.

Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV/2021 là hơn 1,6 triệu người, giảm 113,1 nghìn người so với quý trước và tăng 369,2 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên 15-24 tuổi quý IV/2021 là 8,78%, mặc dù giảm so với quý trước, nhưng vẫn tăng so với cùng kỳ năm trước. “Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 13,23%, cao hơn 6,52 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn”, ông Nam nhấn mạnh.

Đào tạo lại nghề

Nhìn tổng thể, bức tranh lao động, việc làm năm 2021 cùng chung gam màu xám do tác động của đại dịch Covid-19, nhiều tỉnh thành thực hiện giãn cách xã hội, nhiều doanh nghiệp chỉ làm việc cầm chừng khiến lực lượng lao động mất việc làm, giảm sút việc làm.

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2021, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 50,5 triệu người, giảm 791,6 nghìn người so với năm trước. Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm năm 2021 là 49,0 triệu người, giảm 1,0 triệu người so với năm 2020. 

Ông Nam cho rằng, do dịch bệnh kéo dài và phức tạp, đã khiến cho hàng triệu người mất việc, lao động trong các ngành tiếp tục giảm, đặc biệt là khu vực dịch vụ bởi hầu hết các điểm vui chơi, giải trí, nhà hàng ăn uống đóng cửa để bảo đảm phòng dịch. 

Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2021 là hơn 1,4 triệu người (3,22%), tăng 203,7 nghìn người so với năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 4,42%, cao hơn 1,94 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn.

Điều đáng chú ý, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (15-24 tuổi) là 8,48%, tăng 0,52 điểm phần trăm so với năm trước.

Mặc dù Chính phủ đã có các chính sách chủ động thích ứng linh hoạt trong phòng chống Covid-19, vừa thực hiện phục hồi, phát triển kinh tế xã hội nhưng tính chung cả năm 2021 thị trường lao động vẫn còn gặp nhiều khó khăn, với tỷ lệ thất nghiệp năm nay cao hơn năm trước, trong đó khu vực thành thị vượt mốc 4%.

Đánh giá về tình trạng thất nghiệp cao, ông Phạm Hoài Nam cho rằng, lần đầu tiên trong quý III/2021 tỷ lệ thất nghiệp tiệm cận 4%, tuy nhiên cả nước thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ nên quý IV đã cải thiện đáng kể nhưng vẫn ở mức cao so với năm 2020 và đặc biệt cao hơn so với năm 2019 rất nhiều.

Lý giải về độ tuổi 15-24 thất nghiệp tỷ lệ cao, ông Nam nhìn nhận, đây là độ tuổi sung sức nhất. Người lao động đang rất muốn đi làm nhưng chưa tìm được việc làm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Có thể người lao động chưa đáp ứng được đòi hỏi của doanh nghiệp. Hoặc có thể các doanh nghiệp chưa cần nhiều lao động trong thời điểm này. Theo nhìn nhận của Tổng cục Thống kê, chưa bao giờ lứa tuổi 15-24 tỷ lệ thất nghiệp cao như vậy.

“Có lẽ cần đánh giá lại năng lực và trình độ của lứa tuổi này như thế nào. Lẽ ra ở tuổi này rất muốn được làm viêc, cống hiến. Chúng ta cần xem lại chính sách đào tạo có phù hợp, có thể đào tạo ngành nghề mà đơn vị tuyển dụng không cần. Do đó cần cơ cấu lại ngành nghề lao động. Đồng thời, cần đặt lại vấn đề nguồn cung và nhu cầu của bên sử dụng lao động”, ông Nam nhấn mạnh.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về vấn đề có cần đào tạo lại lao động trong bối cảnh này? Ông Nam cho rằng, đây là một trong những vấn đề mà Chính phủ quan tâm, kể cả trong gói hỗ trợ hồi phục kinh tế mà Quốc hội đang thảo luận có kinh phí dành cho đào tạo và đào tạo lại lao động. Trong đó, các địa phương cần có lao động đáp ứng được nhu cầu của chính địa phương đó. 

Một số chuyên gia cho rằng, thời gian tới việc đào tạo lao động cũng đặt ra một vấn đề rất quan trọng, đặc biệt là lao động có kỹ thuật tay nghề cao đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI. Bởi hiện tại, các đơn vị đang thiếu hụt lao động chất lượng cao đáp ứng nguồn hàng cho thế giới.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Tuần này, giá xăng tiếp tục giảm

Giá xăng, dầu tiếp tục giảm

Trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính, giá xăng tiếp tục giảm lần thứ 2 liên tiếp. Giá mới được áp dụng từ 15h ngày 21/11...

Giá vàng tăng phiên thứ 3 liên tiếp

Giá vàng tăng phiên thứ 3 liên tiếp

Giá vàng thế giới tăng cao nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn trong bối cảnh căng thẳng Nga-Ukraine tiếp tục leo thang. Trong nước, giá vàng miếng và vàng nhẫn đều vượt ngưỡng 86 triệu đồng/lượng…

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…