Lực lượng lao động tăng 1,7 triệu người trong quý IV/2021

Theo Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tính đến quý IV/2021 là 50,7 triệu người, tăng khoảng 1,7 triệu người so với quý trước và giảm 1,4 triệu người so với cùng kỳ năm trước.

Phát biểu tại họp báo Tình hình lao động việc làm quý IV/2021 và cả năm 2021 do Tổng Cục thống kê tổ chức sáng nay (6/1), ông Nguyễn Trung Tiến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, trong quý IV/2021, số lao động bị ảnh hưởng tiêu cực bởi làn sóng dịch Covid-19 đã giảm mạnh với 24,7 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị mất việc làm; phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập do tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19. So với quý trước, số lao động bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch đã giảm 3,5 triệu người.

Theo Tổng cục Thống kê lực lượng lao động tăng 1,7 triệu người trong quý IV. (Ảnh: Int)
Theo Tổng cục Thống kê lực lượng lao động tăng 1,7 triệu người trong quý IV. (Ảnh: Int)

Trong tổng số hơn 24,7 triệu người bị ảnh hưởng, có 2,3 triệu người bị mất việc, chiếm 9,1%; 12,4 triệu người phải tạm nghỉ/tạm ngừng sản xuất kinh doanh, chiếm 50,1%; 8,8 triệu người bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghĩ giãn việc, nghỉ luân phiên, chiếm 35,7% và 16,9 triệu lao động bị giảm thu nhập, chiếm 68,3%.

Trong khi đó, theo ông Phạm Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Thống kê Dân số và Lao động cho hay, do có thể thích ứng linh hoạt với đại dịch Covid-19 nên trong quý IV, lực lượng lao động có xu hướng phục hồi ngay cả khi số ca mắc Covid-19 cả nước tăng cao.

Theo ông Nam, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong thời gian này là 50,7 triệu người, tăng khoảng 1,7 triệu người so với quý trước và giảm 1,4 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, sau khi tiêm vaccine mũi 2 và thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội, số người có việc làm đã tăng trở lại. Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý IV là 49,1 triệu người, tăng 1,82 triệu người so với quý trước nhưng giảm 1,79 triệu người so với cùng kỳ năm trước.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, mặc dù thị trường lao động quý IV đang phục hồi nhưng chưa thực sự bền vững. Số lao động có việc làm đã tăng dần nhưng chủ yếu tăng ở nhóm người có việc làm phi chính thức. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức quý IV/2021 là 55,1%. So với quý III/2021, số lao động có việc làm phi chính thức là 19,4 triệu người, tăng 1,3 triệu người, cao gần gấp 2 lần mức tăng của lao động có việc làm.

Về thu nhập đầu người, với sự gia tăng số lượng người có việc làm, thu nhập bình quân tháng của người lao động trong quý IV/2021 là 5,3 triệu đồng, tăng 139.000 đồng so với quý trước và giảm 624.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, so với quý III, quý đã chứng kiến mức thu nhập thấp nhất chưa từng có trong nhiều năm trở lại đây, bước sang quý IV, mức thu nhập bình quân của người lao động đã được cải thiện hơn.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, trong bối cảnh nhiều ngành kinh tế đang trên đà phục hồi, thu nhập của người lao động ở cả 3 khu vực kinh tế so với quý trước đều tăng. Trong đó, người lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng có mức thu nhập bình quân tăng cao nhất, với mức thu nhập là 5,9 triệu đồng/người/tháng, tăng 130.000 đồng, tương ứng tăng 2,2% so với quý trước.

Tại Hà Nội, dịch bệnh diễn biến phức tạp trong những tuần cuối quý IV/2021 nên thu nhập của người lao động tăng chậm lại (2,9%) với mức thu nhập 7,2 triệu đồng. So với TP.HCM, lao động ở Hà Nội có tốc độ tăng thu nhập bình quân thấp hơn 4,4 lần (12,7%).

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...