Đối tượng người lao động nào được di chuyển giữa TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận?

Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động di chuyển giữa TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận gồm: Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh.
Đối tượng người lao động nào được di chuyển giữa TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận?

Đối với vận chuyển bằng xe ô tô giữa TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, phương án được thực hiện cho đối tượng là công nhân, chuyên gia do các doanh nghiệp tổ chức đưa đón từ các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh đến trụ sở sản xuất đóng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và ngược lại.

Công nhân, chuyên gia khi di chuyển phải đáp ứng điều kiện là người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh dưới 6 tháng hoặc đã tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 ít nhất 1 mũi đối với loại vaccine tiêm 2 mũi và 14 ngày sau tiêm; có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính định kỳ 7 ngày/lần.

Phương thức nhận diện quản lý phương tiện, các đơn vị có trụ sở đóng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh xây dựng phương án vận chuyển công nhân, chuyên gia, thông qua đơn vị đầu mối là Ban Quản lý khu chế xuất và Công nghiệp, Ban Quản lý Khu công nghệ cao, UBND thành phố Thủ Đức và các quận huyện đăng ký phương tiện, lộ trình, thời gian hoạt động gửi đến Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh để cấp giấy tạo điều kiện lưu thông liên tỉnh. Đối với các đơn vị có trụ sở đóng trên địa bàn các tỉnh, xây dựng phương án vận chuyển tương tự gửi đến Sở Giao thông vận tải các tỉnh để cấp giấy tạo điều kiện lưu thông liên tỉnh.

Để đảm bảo an toàn trong hoạt động vận tải, Sở Giao thông vận tải đề nghị người phục vụ, người điều khiển phương tiện là người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh dưới 6 tháng hoặc đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 ít nhất 1 mũi và sau 14 ngày sau tiêm; có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 định kỳ 07 ngày/lần; thực hiện nghiêm túc nguyên tắc 5K; trang bị dung dịch rửa tay cho hành khách, dung dịch khử khuẩn cho phương tiện và thùng rác có nắp đậy trên mọi phương tiện vận tải.

Ngoài ra, trên phương tiện có thông tin khuyến cáo và hướng dẫn người lao động, hành khách và người dân chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định. Phương tiện phải mở cửa, không sử dụng máy lạnh; mật độ người tập trung trên phương tiện vận tải không quá 50% sức chứa của phương tiện; vệ sinh, khử khuẩn phương tiện sau mỗi chuyến.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...