Bão giật cấp 17 hướng vào đông bắc Biển Đông

Với sức gió giật mạnh cấp 17, di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km, hiện bão Megi cách đảo Đài Loan khoảng 580km về phía đông nam. Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn TƯ ch
Bão giật cấp 17 hướng vào đông bắc Biển Đông

Với sức gió giật mạnh cấp 17, di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km, hiện bão Megi cách đảo Đài Loan khoảng 580km về phía đông nam.Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn TƯ cho biết, hồi 13h ngày 26/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,4 độ Vĩ Bắc; 126,2 độ Kinh Đông, cách đảo Đài Loan khoảng (Trung Quốc) khoảng 580km về phía đông nam.Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (từ 150-165km/giờ), giật cấp 17.Đến 13h ngày 27/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 23,5 độ Vĩ Bắc; 121,0 độ Kinh Đông, trên đất liền đảo Đài Loan. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão tăng lên cấp 15 (từ 165-185km/giờ), giật trên cấp 17.Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão xa, vùng biển phía đông bắc biển Đông từ sáng ngày 27/9 trở đi, có gió mạnh bão mạnh dần lên cấp 8-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11-13. Giật cấp 15-16, biển động cực kỳ dữ dội, mặt biển trắng xoá bụi nước, tầm nhìn ngang rất xấu.Trong 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng tây tây bắc và đi chậm lại, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 13h ngày 28/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 24,5 độ Vĩ Bắc; 116,7 độ Kinh Đông, trên đất liền 2 tỉnh Quảng Đông - Phúc Kiến (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão giảm xuống cấp 8 (từ 60-75km/giờ), giật cấp 10.Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía đông bắc biển Đông tiếp tục có gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11-13. Giật cấp 15-16, biển động cực kỳ dữ dội. Đánh đắm cả tàu biển có trọng tải lớn.Trong 60 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng tây tây bắc, đi sâu vào đất liền Trung Quốc, mỗi giờ đi được 10-15km và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là một vùng áp thấp.M.Hải

Có thể bạn quan tâm

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…